Nên cho trẻ ăn gì khi bị bệnh tiêu hóa mẹ biết chưa?

Với trẻ bị bệnh tiêu hóa thì chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp bé cải thiện bệnh lý tốt hơn. Vậy, nên cho trẻ ăn gì khi bị bệnh tiêu hóa mẹ biết chưa?

Nguyên tắc dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh tiêu hóa

Nên cho trẻ ăn gì khi bị bệnh tiêu hóa mẹ biết chưa?

Nguyên tắc dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh tiêu hóa

Khi trẻ bị bệnh tiêu hóa sẽ các triệu chứng như: tiêu chảy cấp hoặc táo bón lâu ngày ở trẻ, con kém ăn, mệt mỏi, bụng căng, bé nôn trớ nhiều… Bị rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của con.

Vì vậy, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi nhằm giúp cân bằng đường ruột, tăng đề kháng cho trẻ. Cụ thể, các mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng ch0 bé tiêu hóa kém như sau:

  • Mẹ nên đảm bảo bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm chất thiết yếu gồm: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Thực đơn ăn hằng ngày cần phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Các món ăn phải đảm bảo an toàn, chế biến sạch, cho bé ăn chín uống sôi.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ép trẻ ăn.
  • Thức ăn cho bé cần nấu mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt.
  • Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu, hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Không cho trẻ ăn những thực phẩm cay nóng, chua,…

Nên cho trẻ ăn gì khi bị bệnh tiêu hóa mẹ biết chưa?

Chuối tốt cho trẻ khi bị bệnh tiêu hóa

Trong chuối có chứa pectin – chất giúp tiêu hóa và đại tiện dễ dàng hơn. Kali trong chuối sẽ cung cấp chất điện giải cho cơ thể, đặc biệt là với những trẻ bị mất nước do bị tiêu chảy, nôn mửa.

Thêm vào đó, chuối cũng có chứa vitamin và khoáng chất dồi dào cung cấp năng lượng giúp trẻ chóng phục hồi.

Nên cho trẻ ăn gì khi bị bệnh tiêu hóa mẹ biết chưa?

Chuối tốt cho trẻ khi bị bệnh tiêu hóa

Bé bị bệnh tiêu hóa nên ăn táo

Táo là loại quả nên cho trẻ ăn khi bị rối loạn tiêu hóa. Bởi vì táo chứa hàm lượng pectin dồi dào, chất xơ… có vai trò quan trọng trong việc ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa, tạo điều kiện để các vi sinh vật trong đường ruột phát triển. Mẹ có thể nấu chín táo dưới dạng sốt hoặc là làm món bánh táo yến mạch để bé dễ tiêu hóa hơn nhé.

Cho bé bị bệnh tiêu hóa ăn bánh mì nướng

Ăn bánh mì nướng giúp cung cấp nhiều tinh bột và làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Đồng thời đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết cho trẻ hoạt động cả ngày. Đây là một trong những thực phẩm hàng đầu mà trẻ bị bệnh tiêu hóa nên ăn.

Cho bé ăn các món nấu từ gạo

Các món từ gạo rất tốt cho trẻ bị bệnh tiêu hóa. Khi trẻ ăn các món từ gạo giúp trẻ chắc bụng, dễ tiêu hóa và còn giúp bé hấp thụ bớt chất lỏng trong đường ruột nhờ đó giảm tiêu chảy. Chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa như là cơm trắng, cháo hạt, cháo xay… tùy theo độ tuổi và sở thích của bé nhà bạn.

Thịt gà tốt cho tiêu hóa của bé

Nên cho trẻ ăn gì khi bị bệnh tiêu hóa mẹ biết chưa?

Thịt gà tốt cho tiêu hóa của bé bị bệnh tiêu hóa

Thịt gà có chứa nhiều đạm thế nhưng lại có ít chất béo bão hòa. Các thành phần enzyme có trong thịt gà còn giúp xoa dịu cảm giác khó chịu trong dạ dày của bé. Khi được nấu chín thì thịt gà sẽ trở thành thực phẩm dễ tiêu, có giá trị dinh dưỡng cao cho trẻ nhỏ.

Thêm cà rốt vào thực đơn của bé mắc bệnh tiêu hóa

Cà rốt chứa rất nhiều thành phần như giàu beta-caroten, vitamin C, kali, sắt, mangan, canxi, pectin và chất chống oxy hóa. Những chất này giúp giảm táo bón, tiêu chảy, cung cấp chất điện giải mà tham gia vào quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.

Trẻ mắc bệnh tiêu hóa nên ăn ngũ cốc nguyên hạt

Đây là nguồn cung cấp đạm thực vật và chất xơ dồi dào, dễ tiêu. Bên cạnh đó tinh dầu từ hạt còn giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì thế các mẹ có thể cho trẻ ăn yến mạch, vừng, hạt sen… để cải thiện rối loạn tiêu hóa cho con.

Ngoài các thực phẩm kể trên, với trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa do ăn dặm khiến bé biếng ăn, mẹ nên kết hợp bổ sung men lợi khuẩn cho trẻ.

Nên cho trẻ ăn gì khi bị bệnh tiêu hóa mẹ biết chưa?

Kết hợp cho bé biếng ăn bổ sung sớm men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp đưa hệ vi sinh của trẻ về trạng thái cân bằng giúp duy trì ổn định hoạt động của đường ruột. Việc tăng cường lợi khuẩn còn giúp ức chế và kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn, tạo thành hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của các hại khuẩn vào trong đường ruột. Nhờ đó cải thiện tối ưu các vấn đề thường gặp ở trẻ như: biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ… giúp bé tiêu hóa tốt, miễn dịch vững càng, mẹ an tâm hơn!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ