Mách mẹ cách chăm trẻ ăn dặm đau bụng nôn trớ nhanh khỏi

Trẻ ăn dặm đau bụng nôn trớ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng đau bụng nôn trớ kéo dài khiến con biếng ăn, chán ăn, chậm tăng cân và suy giảm hệ miễn dịch. Bố mẹ hãy đọc bài sau để hiểu rõ vì sao trẻ bị đau bụng, nôn trớ trong giai đoạn ăn dặm và tìm ra cách cải thiện nhanh chóng.

Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ trong quá trình ăn dặm

Trẻ đau bụng nôn trớ trong quá trình ăn dặm có thể do nguyên nhân sinh lý hay nguyên nhân bệnh lý tác động.

Nôn trớ do nguyên nhân sinh lý

Một số nguyên nhân gây nôn trớ sinh lý con hay mắc phải như:

  • Cho trẻ ăn thường xuyên một loại thức ăn nào đó khiến con bị ngán, chán ăn.
  • Ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Đùa nghịch với trẻ, chọc cho con cười ngay sau khi ăn no.
  • Pha sữa công thức không đúng cách hoặc cho trẻ bú bổ sung sau khi ăn no.
  • Trẻ mới tập ăn dặm bắt đầu ăn những món ăn mới.

Mách mẹ cách chăm trẻ ăn dặm đau bụng nôn trớ nhanh khỏi

Ép trẻ ăn quá nhiều một bữa là nguyên nhân khiến con bị nôn khi ăn

Nôn trớ do nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ đau bụng nôn trớ bệnh lý là hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản. Hiện tượng này xảy ra do vòng van giữa thực quản và dạ dày của con không đủ mạnh để cản thức ăn trào lên thực quản từ dạ dày, trào ra miệng trẻ. Trẻ bị nôn trớ nhiều và đau bụng khi ăn dặm còn có thể do hội chứng không dung nạp, dị ứng thức ăn, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường ruột..

Mách mẹ cách chăm trẻ ăn dặm đau bụng nôn trớ nhanh khỏi

Khi thấy trẻ bị đau bụng nôn trớ, bố mẹ hãy quan sát các biểu hiện của con. Tình trạng bệnh nhẹ và các biểu hiện sớm được khắc phục thì chỉ cần chăm sóc con tại nhà, chú ý một số điều như sau:

  • Cho trẻ ăn dặm ở độ tuổi thích hợp, thời gian ăn dặm không sớm quá cũng không muộn quá.

Mách mẹ cách chăm trẻ ăn dặm đau bụng nôn trớ nhanh khỏi

Không cho trẻ ăn dặm quá sớm khiến con đau bụng nôn trớ dẫn tới chán ăn, biếng ăn

  • Theo dõi biểu hiện của con trong quá trình ăn dặm để xem cơ thể trẻ có thích ứng không. Bố mẹ nên chia nhỏ lượng thức ăn để phù hợp với con, đặc biệt không ép con ăn quá nhiều để tránh khiến cho trẻ nôn trớ hết ra ngoài khi vừa ăn xong.
  • Kết hợp cho trẻ ăn dặm và tiếp tục bú mẹ, tăng dần thức ăn từ ít tới nhiều, từ lỏng tới đặc và thử nghiệm cho ăn từng chút một với món mới để tránh cho con bị dị ứng thức ăn.
  • Tập cho trẻ ăn nhiều loại hoa quả tươi để tăng cường vitamin và khoáng chất. Mẹ cũng có thể trộn trái cây xay nhuyễn với sữa chua probiotic để vừa tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, vừa hỗ trợ tiêu hóa.
  • Sau khi trẻ ăn xong, mẹ hãy giúp trẻ ợ hơi, vỗ cho tới khi nghe thấy tiếng bé ợ, bế đứng con khoảng 15 phút trước khi đặt nằm để lượng thức ăn và sữa đi tới dạ dày, tránh tình trạng nôn trớ xảy ra.
  • Không cho trẻ nằm hay ngủ ngay sau khi ăn bởi điều này có thể khiến trẻ không tiêu hóa kịp và gây ra hiện tượng trào ngược.
  • Sử dụng men lợi khuẩn để tăng cường hàm lượng lớn các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột để từ đó con tiêu hóa tốt hơn, giải quyết các vấn đề sức khỏe thường gặp như nôn trớ, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi chướng bụng cũng như phòng tránh tái phát các biểu hiện này.

Mách mẹ cách chăm trẻ ăn dặm đau bụng nôn trớ nhanh khỏi

Sử dụng men vi sinh là cách hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho con

Trẻ ăn dặm đau bụng nôn trớ có thể xử lý với những biện pháp đơn giản như trên, chủ yếu là việc bố mẹ điều chỉnh lại thói quen ăn uống phù hợp với trẻ và sắp xếp một thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Với những trường hợp tái phát lại nhiều lần hoặc tình trạng nôn trớ nặng hơn dù đã sử dụng những cách trên, bố mẹ cần cho con đi viện kiểm tra sớm.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ