Làm thế nào để nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày?

Trẻ bị trào ngược dạ dày có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bé biếng ăn, chậm lớn. Mẹ nhận biết sớm tình trạng này sẽ giúp bé nhanh chóng giảm trào ngược, nâng cao sức khỏe. Làm thế nào để nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày?

Giải thích hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ

Trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản, có thể bị tống ra ngoài theo đường mũi và miệng. Hiện tượng trào ngược dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Trào ngược dạ dày có thể do sinh lý và bệnh lý, tùy thuộc vào nguyên nhân để xác định mức độ nguy hiểm trào ngược dạ dày có thể gây ra cho trẻ.

  • Trào ngược dạ dày sinh lý: Thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do mẹ cho bú sai tư thế, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện – cơ thắt thực quản dưới đóng mở chưa đều. Trào ngược dạ dà sinh lý sẽ giảm dần cùng với sự hoàn thiện về cấu tạo và chắc năng của hệ tiêu hóa.
  • Trào ngược dạ dày bệnh lý: Thường xảy ra ở trẻ từ 1 tuổi trở lên, nguyên nhân thường do các dị tật bẩm sinh như: Trẻ bị thoát vị cơ hoành, hở van tim, sa dạ dày, bại não, nhiễm trùng toàn thân,… Bé bị trào ngược dạ dày bệnh lý cần được khám và điều trị chuyên khoa kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày?

Trẻ bị trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản, có thể bị tống ra ngoài theo đường mũi và miệng

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày?

Nhận biết sớm các dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ và nhận định chính xác bé bị trào ngược sinh lý hay trào ngược bệnh lý là cách giúp mẹ có thể nhanh chóng đưa bé đi khám và điều trị kịp thời. Nhờ đó có thể ngăn ngừa các biến chứng trong trường hợp bé bị trào ngược bệnh lý, để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày?

Trẻ nôn trớ nhiều cả ở đường miệng và đường mũi có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày

Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ gồm có:

  • Trẻ nôn trớ nhiều cả ở đường miệng và đường mũi. Tình trạng này có thể kéo dài hoặc lặp lại liên tục khi trẻ ăn.
  • Trẻ biếng ăn, ngủ không đủ giấc và thường xuyên quấy khóc.
  • Trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí còn có thể bị thiếu máu kéo dài khiến sức khỏe và khả năng miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, dễ mắc bệnh đương hô hấp và tiêu hóa cùng các bệnh khác thường chỉ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Trẻ ém có thể bị đau khu vực xương ức kèm ợ nóng gây khó chịu, thường xuyên cáu gắt, bực bội, tâm trạng thất thường.
  • Thậm chí trẻ trào ngược dạ dày có biến chứng đường hô hấp còn có thể xuất hiện các dấu hiệu như thở khò khè, ho, nghiêm trọng hơn là tình trạng tím tái khi thở. Khi này trẻ cần được nhập viện để điều trọ viêm phổi, các cơn ngừng thở có thể khiến trẻ bị nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ bị trào ngược dạ dày cải thiện như thế nào?

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày?

Cho bé từ trên 1 tháng tuổi trở uống men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Để giúp bé ngăn ngừa nguy cơ bị trào ngược dạ dày mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Bổ sungmen vi sinh cho trẻ chướng bụng dodạ dày trào ngược giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, tăng cường khả năng tiêu hóa, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cho bé ăn trước khi ngủ khoảng 3 giờ.
  • Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no một bữa.
  • Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi ăn mà bế bé khoảng 20 phút kết hợp vỗ ợ hơi trước khi đặt nằm.
  • Đặt bé nằm gối đầu cao khoảng 30 độ, nằm nghiêng về bên trái để làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế, đầu lưng, mông cùng nằm trên 1 đường thẳng cao một góc 30 độ so với mặt thẳng ngang.
  • Cho bé đi gặp bác sĩ nếu nhận thấy bé bị trào ngược dạ dày đi kèm các hiện tượng: Nôn, nôn ra máu, tiêu chảy, phân có máu, viêm phổi, bé không tăng cân, bé quấy khóc liên tục trong khoảng 2 giờ, trẻ nôn dữ dội mỗi lần bú,…

Với trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý mẹ không nên cảm thấy quá lo lắng mà nên thực hiện các phương pháp giúp giảm trào ngược chúng tôi đã hướng dẫn bên trên. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ bị trào ngược đi kèm bất kỳ một dấu hiệu bất thường đi kèm mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị ngay, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cho bé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ