Điều mẹ cần làm ngay khi bé không chịu bú mẹ

Bé không chịu bú mẹ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và làm cho các mẹ rất lo lắng không biết vì sao con bỏ bú. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu và khắc phục vấn đề này nhanh chóng, giúp trẻ tập bú bình thường trở lại.

Nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú mẹ là gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú, trong đó một số nguyên nhân thường thấy gồm có:

  • Trẻ bị đau do can thiệp bằng fooc-xep khi sinh, quấy khóc không chịu bú do đau.
  • Trẻ bị nghẹt mũi, tắc mũi và không muốn bú, không bú được dài hơi hoặc do con bị tưa lưỡi, đau miệng.
  • Trẻ bị mọc răng, ốm, viêm mũi họng khi chất nhầy ở mũi chảy xuống làm vướng họng tạo cảm giác không muốn bú.
  • Trẻ bị bệnh đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột khiến cho bé chán ăn, bỏ bú.
  • Trẻ đã quen bú bình trong những ngày đầu và quen với núm vú cao su, khó chuyển qua bú mẹ.
  • Trẻ ngậm bắt vú không đúng, dị ứng với mùi lạ của sữa mẹ hoặc do trẻ bị sặc sữa rồi sợ bú…
  • Nguyên nhân từ mẹ khi mẹ dùng các loại thuốc, thuốc tiết qua sữa và làm trẻ lơ mơ, uể oải không muốn bú.

Điều mẹ cần làm ngay khi bé không chịu bú mẹ

Trẻ không bú mẹ khiến mẹ rất lo lắng không biết phải làm sao

Điều mẹ cần làm ngay khi bé không chịu bú mẹ

Bé không chịu bú, mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này? Một số các biện pháp dưới đây sẽ giúp mẹ tập cho bé bú trở lại hiệu quả:

  • Với trường hợp trẻ bị sang chấn khi sinh, người mẹ cần thay đổi tư thế cho con bú và không chạm vào chỗ đau của con. Cho bé bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ chút một. Với trẻ bị ngạt tắc mũi thì cần vệ sinh, làm thông thoáng đường thở cho con trước khi cho bé bú. Có thể dùng dung dịch nhỏ mũi với nước muối sinh lý 0.9% làm loãng dịch nhầy trong mũi, sau đó làm sạch mũi trẻ.

Điều mẹ cần làm ngay khi bé không chịu bú mẹ

Làm sạch đường thở, thông mũi cho con trước khi cho bé bú

  • Mỗi lần trẻ bú, nếu sữa mẹ nhiều khiến bé sợ bú và sặc sữa thì mẹ hãy dùng ngón tay trỏ và ngón giữa ở thế gọng kìm cho sữa chảy chậm lại.
  • Cho bé bú kiệt một bên vú để con được nhận phần sữa cuối giàu chất béo. Với trẻ lớn hơn và đang trong quá trình mọc răng đau, sưng nướu không chịu bú, mẹ hãy kiên nhẫn với bé.
  • Những trẻ trong miệng có những mảng trắng đục như đậu phụ phía trong mã, lưỡi và vòm miệng thì rất có thể con đã bị tưa lưỡi. Mẹ hãy lau miệng cho trẻ với khăn xô mềm thấm nước muối sinh lý khoảng 3-4 lần/ngày để tránh tình trạng trẻ bị tưa lưỡi đau và bỏ bú, kèm theo đó là các bệnh lý hay gặp như tiêu chảy, viêm phổi do bị nấm.
  • Tập cho bé cách ngậm bắt vú đúng, bé trẻ ở tư thế đúng khi cho con bú. Nếu bé không chịu bú, mẹ cũng có thể cân nhắc vắt sữa và cho con ăn bằng cốc và thìa.

Bên cạnh đó, mẹ nên nhớ vệ sinh vú trước và sau khi cho con bú, cho trẻ bú bầu bên trái trước và chuyển qua bầu vú bên phải để sữa dễ dàng đi xuống dạ dày, không gây ra hiện tượng trào ngược. Sau khi bú xong, mẹ cần bế đứng bé và vỗ cho trẻ ợ hơi.

Để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh nhiều bệnh lý tiêu hóa, bố mẹ nên bổ sung tăng cường men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa đều đặn cho con mỗi ngày. Nạp thêm hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh cho trẻ, khắc phục nhiều bệnh đường ruột cũng như hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ tốt hơn.

Điều mẹ cần làm ngay khi bé không chịu bú mẹ

Sử dụng men vi sinh hỗ trợ trẻ tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con

Khi bé không chịu bú mẹ, mẹ đừng mất bình tĩnh và quá lo lắng. Thay vào đó, hãy tìm ra nguyên nhân vì sao bé bỏ bú và áp dụng ngay những biện pháp như trên để giúp bé bú mẹ thuận lợi, làm quen với ti mẹ tốt hơn. Chú ý cho con dùng men vi sinh mỗi ngày bởi trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ bú tốt hơn, phát triển toàn diện về mọi mặt.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ