Chữa tiêu chảy cấp cho trẻ nhỏ và những điều mẹ cần lưu ý

Tiêu chảy cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, gây ra bởi nhiều nguyên nhân như trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, dị ứng thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc.. Trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ ăn ít hơn, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu kỹ hơn về cách chữa tiêu chảy cấp và những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh.

Tiêu chảy cấp ở trẻ là thế nào?

Tiêu chảy cấp ở trẻ là tình trạng đi ngoài nhiều hơn bình thường, hơn 3 lần/ngày với lượng phân lỏng như nước hoặc có trạng thái giống đàm máu. Tình trạng tiêu chảy cấp của bé kéo dài không quá 14 ngày.

Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ hoàn toàn thì trẻ thường đi ngoài sau khi bú, không sốt, bú nhiều và bé vẫn hoạt động bình thường thì đây không phải là tiêu chảy cấp. Tuy nhiên nếu trẻ đi ngoài từ 5-7 lần/ngày, có mùi chua, phân sệt, hơi xanh thì hệ tiêu hóa của con đang có vấn đề, trẻ có thể mắc tiêu chảy cấp.

Chữa tiêu chảy cấp cho trẻ nhỏ và những điều mẹ cần lưu ý

Tiêu chảy cấp là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em

Dấu hiệu nhất biết điển hình của tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài phân lỏng với tần suất lớn hơn bình thường. Tuy nhiên tần suất đi ngoài và tính chất phân của bé cũng được đánh giá dựa trên độ tuổi và loại thức ăn của con.

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tần suất đi ngoài từ 3-10 lần/ngày. Phân trẻ mềm, màu xanh lá hoặc vàng, nâu, có thể có hạt nhỏ lộm cộm trong phân.
  • Phân trẻ bú mẹ sẽ lỏng hơn, trẻ đi ngoài nhiều hơn so với trẻ dùng sữa công thức.
  • Trẻ trên 1 tuổi đi ngoài từ 1-2 lần/ngày, phân mềm và đóng thành khuôn.

Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em thể hiện ở trạng thái phân lỏng, nhiều nước, có mùi hôi tanh khó chịu, trẻ bị mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên, sốt, đau bụng, buồn nôn và nôn.

Chữa tiêu chảy cấp cho trẻ nhỏ và những điều mẹ cần lưu ý

Trẻ bị tiêu chảy cấp đi ngoài phân lỏng với tần suất lớn hơn bình thường

Chữa tiêu chảy cấp cho trẻ nhỏ và những điều mẹ cần lưu ý

Biện pháp chữa tiêu chảy cấp cho trẻ nhỏ

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho con, với các phương pháp dựa theo nguyên tắc bù nước và điện giải:

  • Với trẻ tiêu chảy cấp mức độ nhẹ, không bị mất nước, mẹ hãy duy trì cho trẻ chế độ dinh dưỡng như bình thường.
  • Với trẻ bị mất nước, bé cần được bổ sung lại lượng nước thiếu hụt với liệu pháp bù nước qua đường uống, dùng dung dịch Oresol có chứa glucose và các chất điện giải gồm natri, kali, clorua hoặc bù nước với phương pháp truyền dịch qua đường tĩnh mạch, có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như thuốc chống nôn, thuốc chống tiêu chảy theo chỉ định của bác sĩ.

Chữa tiêu chảy cấp cho trẻ nhỏ và những điều mẹ cần lưu ý

Bù nước và điện giải cho trẻ khi bé bị tiêu chảy để phòng tránh mất nước

Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ tiêu chảy cấp tại nhà

Khi có sự đồng ý của bác sĩ chăm sóc bé tại nhà, mẹ hãy thực hiện những biện pháp sau đây để giúp bé bị tiêu chảy mau khỏi bệnh:

  • Cho trẻ dùng dung dịch bù nước Oresol theo chỉ định của bác sĩ, tăng cường thêm nước trái cây để cung cấp vitamin cũng như bổ sung nước và điện giải cho cơ thể.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng bình thường, đủ chất, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để bé dễ tiêu hóa.
  • Đa số trẻ bị tiêu chảy cấp không dị ứng với sữa bò, có thể tiêu hóa các loại sữa bò nguyên chất nên mẹ không cần pha loãng sữa.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với các thực phẩm chứa tinh bột, thịt nạc, trái cây, rau xanh.
  • Tránh cho con dùng thực phẩm có chứa nhiều chất béo khó hấp thu, các loại thức uống có cồn, đồ uống có ga hoặc chứa điện giải không phù hợp.
  • Bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể nhờ đó giúp hỗ trợ cầm tiêu chảy tự nhiên nhanh chóng.

Chữa tiêu chảy cấp cho trẻ nhỏ và những điều mẹ cần lưu ý

Tăng cường men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ 

Sau khi đọc xong bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã biết làm thế nào để chữa tiêu chảy cấp và cách chăm sóc trẻ tại nhà thế nào rồi. Chúc bé mau khỏi bệnh và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh tiêu chảy cấp tái phát.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ