Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý!

Theo các chuyên gia, trẻ bị tiêu chảy cấp nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây mất nước và tử vong. Dưới đây là những triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy cấp là tình trạng đi tiêu nhiều lần hơn bình thường (trên 3 lần trong 24h) Tính chất phân là lỏng như nước, hay đàm máu và kéo dài không quá 14 ngày. 

Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em

Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý!

Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em

Trong bệnh cảnh tiêu chảy cấp thì ở trẻ thường xuất hiện 2 nhóm dấu hiệu lớn thường gặp phải trên lâm sàng. Đó là nhóm triệu chứng về cơ quan tiêu hóa và nhóm triệu chứng mất nước. Cụ thể như sau:

1. Triệu chứng về cơ quan tiêu hóa

  • Tiêu chảy: Tình trạng này thường xảy ra đột ngột. Phân có thể lỏng hoặc tóe nước, mùi chua lẫn nhầy. Mẹ chú ý nếu phân có dính máu là triệu chứng bệnh lỵ, một ngày 10-15 lần. Tuy nhiên trẻ đi ngoài phân tóe nước lớn hơn 3 lần một ngày đã được coi là tiêu chảy.
  • Nôn: Nếu tác nhân gây bệnh là Rotavirus hay tụ cầu, trẻ em thường nôn hơn các chủng virus, vi khuẩn khác. Trẻ nôn liên tục nhiều lần, cũng có thể gây nên hội chứng mất nước.
  • Biếng ăn: Sau khi các triệu chứng nôn, tiêu chảy đến một giai đoạn nhất định thì trẻ có tình trạng biếng ăn, bỏ ăn, chỉ muốn uống nước.

2. Hội chứng mất nước

Theo các chuyên gia, triệu chứng về tiêu hóa như nôn, sốt, tiêu chảy phân nhiều nước trên 6 lần/ ngày là báo hiệu cho nguy cơ mất nước ở trẻ em.

  • Khát nước: Bình thường trẻ uống một chút hoặc không uống, nhưng khi khát, trẻ uống một cách háo hức hoặc khóc khi mẹ ngừng cho uống.
  • Mắt trũng: Khi có dấu hiệu mất nước, trẻ có biểu hiện mắt trũng. Tuy nhiên mẹ cần chú ý lúc bình thường mắt trẻ có trũng hay không để so sánh.
  • Nước mắt: Ở giai đoạn mất nước trung bình thì dù trẻ có khóc to cũng không thấy nước mắt chảy ra hoặc rất ít.
  • Độ chun giãn da: Ở trẻ bình thường, độ chun giãn da thường tốt, mẹ véo da ở vùng đùi hay bụng thành nếp rồi bỏ ra sẽ thấy nếp lằn mất đi nhanh chóng. Khi trẻ ở tình trạng mất nước nặng thì các nếp véo mất đi lâu hơn bình thường (>2 giây).
  • Thóp lõm: Với trẻ sơ sinh, thóp chưa liền, khi có dấu hiệu mất nước thì thóp sẽ lõm hơn bình thường. 
  • Nhịp thở: Trong tình cảnh mất nước nặng, tốc độ chuyển hóa của các cơ quan tăng nên trẻ thở nhanh hơn bình thường. Tiêu chuẩn đánh giá nhịp thở nhanh tùy vào độ tuổi như sau: Trẻ em từ lúc đẻ ra đến 2 tháng tuổi > 60 nhịp/ phút; từ 2 – 12 tháng > 50 nhịp/ phút, từ 1 – 5 tuổi > 40 nhịp/ phút.

Cách cải thiện và phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em

Cách cải thiện tiêu chảy cấp ở trẻ em

Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý!

Cách cải thiện tiêu chảy cấp ở trẻ em

Dưới đây là một số cách trị tiêu chảy ở trẻ em hiệu quả được các chuyên gia khuyên áp dụng: 

  • Cho bé uống nhiều nước hơn so với thường ngày để bổ sung nước cho cơ thể. Việc này sẽ giúp các bé nhanh lấy lại sức, giảm bớt triệu chứng của bệnh.
  • Luôn đảm bảo bữa ăn của bé đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Vì nếu không có đủ dinh dưỡng để tăng sự đề kháng thì việc cải thiện bệnh sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
  • Bổ sung cho bé kẽm và các loại vitamin thiết yếu khác để cơ thể bé khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không nên cho bé uống sữa thay cho thức ăn bởi đó là thực phẩm dễ khiến bé bị tiêu chảy. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho bé ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ.
  • Bố mẹ nên chia phần ăn của bé ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đồng thời, hãy lựa chọn các món ăn như cháo, súp loãng phù hợp với thể trạng tiêu chảy của bé.
  • Với trẻ đang bú thì chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con. Do đó, nếu bé nhà bạn bị tiêu chảy cấp thì mẹ nên ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, nhiều muối đường, gia vị cay nóng, đồ ăn khó tiêu, chứa nhiều chất bảo quản,… Cùng với đó là bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, chất khoáng, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ qua sữa mẹ.
  • Nếu mẹ đã áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng tiêu chảy ở trẻ vẫn không thuyên giảm, đồng thời xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao, phân có lẫn máu, nôn trớ nhiều, có dấu hiệu mất nước nặng, đau khi sờ vào bụng… thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và xử lý.

Cách phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em

Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý!

Cách phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em

Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả để phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em như sau:

  • Chế độ ăn uống của bé cần phải đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trong thời tiết mùa hè nắng nóng. Luôn cho bé ăn chín, uống sôi, dùng thực phẩm rõ nguồn gốc nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Nguồn nước để nấu ăn, sinh hoạt cho bé phải sạch, tránh những nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm.
  • Nên cho bé đi tiêm phòng định kỳ, tiêm các vaccine phòng ngừa bệnh tiêu chảy
  • Hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho bé
  • Cho bé đi vệ sinh trong nhà vệ sinh sạch sẽ, tuyệt đối không được phóng uế bừa bãi
  • Không được cho bé lại gần khu vực có người đang mắc bệnh tiêu chảy cấp hoặc nơi có dịch bệnh….

Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý!

Kết hợp bổ sung lợi khuẩn probiotic để tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và cải thiện nhanh chóng các vấn đề về đường ruột của trẻ, trong đó có tiêu chảy. Bởi việc tăng cường lợi khuẩn sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, ngăn ngừa sự xâm nhập và hoạt động gây bệnh của hại khuẩn cũng như làm giảm độc lực của độc tố do hại khuẩn tiết ra. Nhờ đó giúp duy trì hoạt động của đường ruột được ổn định và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây ra.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ