Chữa nôn cho trẻ: Những điều mẹ cần lưu ý!

Chữa nôn cho trẻ như thế nào, cần lưu ý gì là những điều bố mẹ thắc mắc khi tìm cách giúp trẻ khỏi nôn trớ mệt mỏi. Mời bố mẹ tham khảo ngay bài viết sau đây để giúp trẻ khắc phục tình trạng nôn trớ để quay về chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ có bình thường không?

Nôn trớ là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể hết khi bé được từ 12-14 tháng tuổi. Có 80% trẻ nôn trớ trong tháng đầu và giảm dần khi trẻ được 6-8 tháng, nguyên do là bởi đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện, có thể do bố mẹ chăm sóc bé chưa đúng cách hoặc trẻ bị bệnh đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý khác. Bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bé bị nôn trớ, hãy theo dõi kỹ lưỡng tình hình sức khỏe của con để chăm sóc trẻ giúp bé mau khỏi.

Chữa nôn cho trẻ: Những điều mẹ cần lưu ý!

Có tới 80% trẻ bị nôn trớ từ khi chào đời do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Mẹ cần lưu ý ngay những điều sau khi chữa nôn cho trẻ

Để chữa nôn cho trẻ hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý một số điều  như sau:

  • Chia khẩu phần sữa hoặc khẩu phần ăn thành nhiều bữa để bé hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn. Bằng cách này, trẻ sẽ ăn được đủ bữa mà không bị ăn quá no làm tăng cao nguy cơ bị nôn trớ.

Chữa nôn cho trẻ: Những điều mẹ cần lưu ý!

Chia khẩu phần ăn của con thành nhiều bữa trong ngày, chú ý tư thế cho con bú đúng cách

  • Bế trẻ ở tư thế nâng cao đầu và cho con bú đúng cách là biện pháp chống nôn trớ hiệu quả nhiều mẹ áp dụng cho bé. Việc bế trẻ như thế này sẽ giúp sữa vào miệng và đi thẳng xuống dạ dày, chìm xuống dưới trong khi không khí nổi lên trên, giúp bé tránh bị nôn trớ khi bú mẹ.
  • Sau khi cho bé ăn no, mẹ hãy bế đứng con khoảng 15-20 phút và thực hiện vỗ ợ hơi cho con tới khi nghe thấy tiếng ợ. Giúp trẻ ợ hơi giảm được triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và nô trớ cho trẻ rất hiệu quả.
  • Để trẻ làm quen với chế độ ăn từ lỏng sang đặc. Khi trẻ bắt đầu được 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm với những món ăn dễ tiêu hóa ở dạng lỏng và chuyển dần sang cho trẻ ăn đặc khi con đã quen với các bữa ăn dặm, tiêu hóa tốt hơn. Không cho trẻ ăn khi con chưa được 6 tháng tuổi bởi lúc này bộ máy tiêu hóa của bé chưa phát triển, lượng men amilase trong dạ dày trẻ chưa đủ để tiêu hóa hết lượng tinh bột trong thức ăn.
  • Chữa nôn cho trẻ với thuốc chống nôn cũng là biện pháp nhiều mẹ sử dụng, tuy nhiên mẹ chỉ dùng thuốc chống nôn cho con khi có chỉ định từ bác sĩ, không tự ý mua cho trẻ uống theo lời khuyên của bạn bè, người thân để tránh những tác dụng không mong muốn.
  • Bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn mỗi ngày để bảo vệ đường ruột của trẻ, phòng tránh và điều trị các dấu hiệu buồn nôn, nôn trớ, đầy hơi, chướng bụng hay các triệu chứng bệnh đường ruột khác. Cho trẻ dùng men vi sinh ít nhất 3 tháng sẽ tình trạng nôn trớ của bé dần cải thiện, trẻ ăn uống tốt hơn, tiêu hóa hiệu quả hơn và khỏe mạnh, phát triển tốt.

Chữa nôn cho trẻ: Những điều mẹ cần lưu ý!

Cải thiện các vấn đề tiêu hóa kém ở trẻ với men vi sinh chuyên biệt của Anh Quốc

Thời điểm mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ 

Ngoài các biện pháp chữa nôn trớ cho trẻ như trên, mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng của con và cho bé đi khám nếu con gặp các dấu hiệu như sau:

  • Trẻ dưới 12 tuần tuổi và bị nôn trớ nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ bị mất nước, có dấu hiệu bị nôn trớ ngộ độc thực phẩm.
  • Trẻ có các dấu hiệu bất thường, sốt cao, nhức đầu, phát ban, cứng cổ… kèm với nôn trớ.
  • Trẻ có máu hoặc mật phát hiện trong chất nôn, hoặc mẹ nghĩ rằng con bị viêm ruột thừa.
  • Trẻ khó thức dậy, có vẻ ốm yếu hay bị nôn liên tục 8 giờ đồng hồ.

Trên đây là những cách chữa nôn cho trẻ mẹ hãy tham khảo và thực hiện để cải thiện sớm cho con, giúp bé khỏi nôn trớ một cách hiệu quả và phòng tránh tái phát sau này.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ