Các biện pháp phòng tránh bệnh giao mùa ở trẻ nhỏ

Sức khoẻ của trẻ nhỏ trong ngày giao mùa luôn khiến cha mẹ lo lắng. Bởi đây là thời điểm bé rất dễ gặp các vấn đề sức khỏe do sự phát triển và lây lan của các loại vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Dưới đây là các biện pháp phòng tránh bệnh giao mùa ở trẻ nhỏ hiệu quả mẹ nên biết!

Vì sao trẻ dễ mắc bệnh khi giao mùa mẹ biết chưa?

Các biện pháp phòng tránh bệnh giao mùa ở trẻ nhỏ

Vì sao trẻ dễ mắc bệnh khi giao mùa cha mẹ biết chưa?

Sức đề kháng của trẻ thường kém hơn người lớn nên các bé yêu rất dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus… gây ra bệnh về đường hô hấp. Mặt khác, thời tiết nắng mưa, nóng lạnh thất thường vào lúc giao mùa khiến cho cơ thể trẻ không kịp thích ứng, đã vô tình tạo ra những “lỗ hổng” trong hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.

Khi bị ốm, trẻ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn như là: chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, sức đề kháng suy giảm… từ đó lại dễ tiếp tục bị bệnh. Ba mẹ hãy hành động ngay để giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ giúp con yêu đủ khỏe mạnh chống lại bệnh và tác nhân có hại từ bên ngoài.

Các biện pháp phòng tránh bệnh giao mùa ở trẻ nhỏ

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cho bé 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cho bé khi giao mùa

Bằng cách tập cho con ăn uống với chế độ lành mạnh, mẹ đã giúp bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn thời điểm giao mùa.

Theo đó, hãy hạn chế cho con ăn đồ ăn ngọt, đồ ăn có dầu mỡ, món ăn chế biến bằng cách chiên xào,.. Thay vào đó là nên ăn loại thức ăn bổ dưỡng nhiều vitamin và protein, thực phẩm tươi như trứng, cá, thịt, sữa, rau củ các loại trái cây và chú ý cho bé uống đủ nước trong ngày để có sức đề kháng mạnh khỏe.

Với các cánh chế biến lành mạnh, phù hợp như luộc, hấp, hầm để vừa đảm bảo cách chế biến khoa học, lại vừa giúp giữ được chất dinh dưỡng tốt nhất trong thực phẩm cho con.

Cần thay đổi sinh hoạt cho trẻ khi  thời tiết giao mùa

Các biện pháp phòng tránh bệnh giao mùa ở trẻ nhỏ

Cần thay đổi sinh hoạt cho trẻ khi  thời tiết giao mùa

Do thời tiết thất thường kèm theo ẩm thấp nên việc thay đổi sinh hoạt cho trẻ là điều cần thiết để mẹ phòng ngừa bệnh cho bé:

  • Cần giữ ấm cho trẻ: Các mẹ cần lưu ý trang phục của bé trong ngày để đảm bảo thân nhiệt. Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào ban đêm, chú ý phần cổ, tay, chân.
  • Cần chú ý đến vệ sinh cho trẻ: Việc vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng hết sức lưu ý như: Cắt móng tay chân, thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ bằng xà phòng, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai mũi họng cho trẻ hàng ngày.
  • Cần cho trẻ ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ hãy cho con ngủ đủ 9 – 12 tiếng mỗi ngày tùy theo lứa tuổi. Phòng ngủ của trẻ phải thoáng và duy trì độ ẩm nhất định, giúp trẻ không gặp khó khăn trong quá trình hô hấp.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật: Những sợi lông từ chó, mèo, chăn gối, vỏ đệm… không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ho, hen suyễn…

Cần tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch

Các biện pháp phòng tránh bệnh giao mùa ở trẻ nhỏ

Cần tiên hành tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch theo quy định

Để phòng bệnh khi giao mùa thì mẹ cần cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nên cho trẻ tiêm ngừa cúm, đặc biệt ở nhóm tuổi trên 6 tháng và uống thuốc ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus.

Bệnh cúm lây nhiễm qua đường hô hấp, hiệu quả của tiêm ngừa đạt 96 – 97%. Trẻ được tiêm ngừa nếu mắc cúm sẽ nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn. Còn tiêu chảy do Rotavirus thường gặp nhất gây bệnh cảnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, liều đầu tiên được uống vào thời điểm 2 tháng tuổi.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và đề kháng cho bé

Các biện pháp phòng tránh bệnh giao mùa ở trẻ nhỏ

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa và miễn dịch khỏe mạnh cho bé

Hiện nay, sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để chăm sóc sức khỏe đường ruột, nâng cao miễn dịch cho bé được nhiều cha mẹ tin chọn.

Mẹ biết đấy, đường ruột mạnh khỏe chính là chìa khóa vàng cho hệ miễn dịch mạnh khỏe. Khi hệ vi sinh đường ruột đạt trạng thái cân bằng thì sẽ khả năng kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra nhiều kháng thể hơn. Đồng thời lợi khuẩn còn cạnh tranh thức ăn và vị trái bám dính, đào thải hại khuẩn ra ngoài theo đường bài tiết. Cùng với đó kháng thể do các tế bào miễn dịch tiết ra cũng trung hòa độc tố của hại khuẩn, làm giảm độc lực và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và biến chứng bệnh cho trẻ rất hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ