Biểu hiện của trẻ bị chàm da?

Chàm da hay chàm sữa là bệnh lý thường gặp của trẻ nhỏ. Ước tính có khoảng 20% trẻ bị bệnh này ở các nước phát triển. Chàm da không nguy hiểm trong hầu hết các trường hợp nếu trẻ không bị bội nhiễm hoặc bệnh lý dị ứng khác kèm theo. Tuy nhiên nó gây ngứa, khó chịu cho trẻ, khiến trẻ hay quấy khóc. Vậy biểu hiện của trẻ bị chàm da là gì? Bài viết dưới đây mách mẹ cách nhận biết và phòng ngừa chàm da ở trẻ

Biểu hiện của trẻ bị chàm da?

Nguyên nhân trẻ bị chàm da

Chàm da ở trẻ là bệnh lý viêm da không lây nhiễm và hay tái phát. Chúng thường xuất hiện khi trẻ ở 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Bệnh lý này thường khỏi sau 2 năm, tuy nhiên cũng có trẻ bị chàm da tới 5,6 tuổi.

Thực tế, nguyên nhân của chàm da chưa được biết rõ. Tuy nhiên bệnh lý này được xác định có liên quan đến 2 yếu tố là cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng:

Cơ địa dị ứng

  • Khoảng 30% trẻ bị chàm sữa có kèm theo hen suyễn, dị ứng thực phẩm
  • Trẻ có cha mẹ bị hen suyễn, dị ứng thời tiết, dị ứng da, mề đay dễ mắc bệnh lý này hơn
  • Trẻ sinh mổ và dùng sữa công thức tăng nguy cơ mắc bệnh lý dị ứng
  • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng giảm sự đa dạng vi sinh vật đường ruột ở trẻ trong tuần tuổi đầu tiên làm tăng nguy cơ đáng kể chàm sữa được quan sát ở trẻ 12 tháng tuổi. Cách thức sinh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng sự đa dạng này. Trẻ sinh thường đủ tháng có hệ vi sinh đa dạng và thành phần nhiều lợi khuẩn cần thiết hơn trẻ sinh mổ. Do đó nguy cơ chàm da thấp hơn trẻ sinh mổ.
  • Clostridioides trong đường ruột cao tăng nguy cơ chàm sữa. Trong khi đó trẻ dùng sữa công thức có thành phần Clostridioides cao hơn hẳn trẻ dùng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Chất gây dị ứng

  • Các chất gây dị ứng được biết đến là lông chó mèo, khói bụi, nấm mốc, thực phẩm như hải sản, đậu lạc…
  • Trẻ sống ở thành phố hoặc nơi có khí hậu khô có tỉ lệ bệnh chàm sữa cao hơn
  • Một số yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh: sữa tắm cho trẻ, bột giặt, nước xả vải, khói thuốc lá…

Biểu hiện của trẻ bị chàm da

Biểu hiện của trẻ bị chàm da?

       Chàm da thường biểu hiện sớm nhất ở 2 má và nếp gấp tay chân

  • Da trẻ nổi chấm hồng, đỏ li ti, có thể thành đám. Sau đó các chấm này hình thành bọng nước nhỏ, vỡ ra, hình thành vảy và bong tróc
  • Chàm da có thể gặp trên toàn cơ thể. Vị trí thường gặp nhất là mặt, thân mình và nếp gấp của tay chân
  • Chàm da gây ngứa và khó chịu cho trẻ. Do đó có thể thấy trẻ hay gãi và quấy khóc
  • Trẻ có thể kèm theo các bệnh lý khác như viêm mũi, hen suyễn

Phòng ngừa bệnh lý chàm da ở trẻ như thế nào?

Để phòng bất kì bệnh lý nào cũng cần dựa trên nguyên nhân gây ra nó. Như đã đề cập ở trên, chàm da được biết đến có sự kết hợp của 2 yếu tố cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng.

Ngày càng nhiều trẻ có nguy cơ cao gặp bệnh lý dị ứng và chàm da. Một trong số nguyên nhân được cho là ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột. Để giúp trẻ có một hệ vi sinh cân bằng, giảm nguy cơ chàm da, mẹ cần biết:

  • Ưu tiên sinh thường khi mẹ có thể lựa chọn cách sinh
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
  • Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ từ sớm, đặc biệt là với những trẻ sinh mổ, sinh non,..  có nguy cơ cao bị chàm sữa. Việc tăng cường lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột của bé luôn ổn định và giữ ở trạng thái cân bằng. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ bị chàm da do mất cân bằng vi sinh ở trẻ nhỏ. Một trong những chủng lợi khuẩn hàng đầu đã được nghiên cứu và chứng minh an toàn với trẻ bị chàm sữa và dị ứng đạm sữa bò phải kể đến L.Rhamnosus. Do đó, bố mẹ có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn này để bổ sung cho con.

Biểu hiện của trẻ bị chàm da?

Men vi sinh chứa L.Rhamnosus dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Trẻ cũng cần được tránh các chất gây dị ứng như môi trường khói bụi, nấm mốc, lông thú, thức ăn gây dị ứng… bằng cách:

  • Mẹ thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nơi ở cho trẻ
  • Không cho trẻ ăn dặm sớm trước 5-6 tháng tuổi. Cho ăn quá sớm trong khi đường ruột trẻ chưa có khả năng tiêu hóa, làm tăng nguy cơ dị ứng và rối loạn tiêu hóa.
  • Các thực phẩm như hải sản, đậu lạc có thể gây dị ứng cho trẻ. Vì vậy mẹ cần cho trẻ ăn từng ít và chú ý đến trẻ nhiều hơn khi cho ăn các loại thực phẩm này

Qua bài viết hy vọng mẹ đã biết cách nhận biết trẻ bị chàm da cũng như làm sao để phòng bệnh lý này ở trẻ. Chúc bé của mẹ có một làn da khỏe mạnh và phát triển tốt!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ