Bé uống sữa công thức bị nôn trớ mẹ xử lý như thế nào?

Trẻ nôn trớ khi uống sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trong 3 tháng đầu. Trớ sữa thường do trẻ ăn nhiều hơn lượng sữa mà dạ dày có thể chứa. Vậy, khi bé uống sữa công thức bị nôn trớ mẹ nên xử lý như thế nào đúng cách?

Bé uống sữa công thức bị nôn trớ có nguy hiểm không?

Bé uống sữa công thức bị nôn trớ có nguy hiểm không?

Nôn trớ khi uống sữa là hiện tượng sữa trong dạ dày bị áp lực đẩy lên thực quản làm trào ra khỏi miệng. Tùy thuộc từng lứa tuổi, trẻ nôn trớ do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến là nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý. Với nôn trớ sinh lý thường không gây nguy hiểm và bé có thể tự khỏi sau một thời gian:

  • Trẻ uống quá nhiều sữa
  • Trẻ nằm xuống sau khi bú
  • Trẻ nằm ngủ sai tư thế
  • Trẻ nuốt phải nhiều không khí do bú bình hoặc ngậm ti giả
  • Mẹ pha sữa không đúng cách

Với trẻ bị nôn trớ bệnh lý, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như:

  • Không dung nạp lactose trong sữa
  • Bé bị trào ngược dạ dày
  • Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa kém

Trẻ nôn trớ sau khi uống sữa bên cạnh những nguyên nhân trên mẹ cũng cần lưu ý đó có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh như: Tắc/hẹp môn vị, lồng ruột, nhiễm trùng ruột,… Nếu trẻ bị nôn trớ kèm theo sốt thì nên cho bé đến ngay các trung tâm y tế để khám và có những phương pháp điều trị kịp thời mẹ nhé!

Bé uống sữa công thức bị nôn trớ mẹ xử lý như thế nào?

Bé uống sữa công thức bị nôn trớ mẹ xử lý như thế nào?

Bé uống sữa công thức bị nôn trớ mẹ xử lý như thế nào?

Khi con uống sữa công thức bị nôn trớ, chắc hẳn cha mẹ đều cảm thấy lo lắng, sốt ruột đúng không nào? Vậy lúc này, các ba mẹ nên xử lý tình trạng này ra sao? Sau đây là các bước chăm sóc bé bị nôn trớ đúng cách, bố mẹ cần thực hiện gồm có:

  • Bước 1: Ngay khi trẻ nôn phải nghiêng đầu của con sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn. Rồi sau đó, ba mẹ nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay mình rồi thấm hết chất nôn.
  • Bước 2: Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng của con nhằm trấn an trẻ, giúp trẻ ho nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
  • Bước 3: Lau cổ và người của bé bằng nước ấm rồi tiến hành thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ.
  • Bước 4: Khi trẻ đã hết nôn thì hãy cho trẻ uống nước ấm hoặc dung dịch bù điện giải oresol theo liều lượng phù hợp với từng thìa nhỏ. Sau đó cho bé bú sữa binh thường và để con nghỉ ngơi.
  • Bước 5: Theo dõi dấu hiệu nôn trớ sữa tiếp theo

*Chú ý: Tuyệt đối không cho bé sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống và ngăn ngừa nôn cho con. Nếu bạn không biết cách sử dụng thì trẻ có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Ngoài ra, để hạn chế trẻ uống sữa công thức bị nôn trớ thì mẹ cần cho bé bú ngủ đúng tư thế, mặc tã bỉm lỏng, thay đổi độ đặc của sữa công thức…. và đặc biệt là bổ sung chế phẩm men vi sinh.

Bởi, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ sữa sau uống ở trẻ em chính là việc hệ tiêu hóa kém của bé. Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến vi khuẩn có hại phát triển, chúng lấn át vi khuẩn có lợi và gây ra rối loạn tiêu hóa.

Bé uống sữa công thức bị nôn trớ mẹ xử lý như thế nào?

Bổ sung men vi sinh chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Do đó, ba mẹ cần kết hợp cho bé dùng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn lúc này là điều cần thiết giúp hỗ trợ tăng tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho con. Việc tăng cường lợi khuẩn probiotic sớm cho bé yêu sẽ giúp bảo vệ đường ruột, giảm nhanh chóng những triệu chứng tiêu hóa kém hay rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây ra ví dụ như buồn nôn, nôn trớ, biếng ăn, chán ăn kéo dài…Từ đó, các ba mẹ sẽ không còn phải lo lắng tình trạng trẻ nôn trớ sau khi uống sữa nữa đâu.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ