6 tác hại của ăn dặm sớm ở trẻ

WHO khuyến nghị các bà mẹ chỉ nên cho con ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi để nâng cao sức khỏe và sự phát triển đầy đủ của bé. Ăn dặm quá sớm là 1 trong các nguyên nhân khiến trẻ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Mẹ đã biết các tác hại của ăn dặm sớm ở trẻ?

6 tác hại của ăn dặm sớm ở trẻ mà mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh nên ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi và tuyệt đối không nên ăn dặm quá sớm, trước 4 tháng tuổi. Giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh hệ tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện, chưa thể tiêu hóa được thức ăn đặc, nếu phải ăn dặm quá sớm có thể sẽ gặp 6 tác hại của ăn dặm sớm ở trẻ dưới đây:

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ được thức ăn ngoài sữa vì chưa có đủ men và dịch tiêu hóa.
  • Trẻ dễ bị nhiễm bệnh do thiếu kháng thể và lợi khuẩn nhận được sữa mẹ
  • Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài – 1 trong những triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột – vì ít bú mẹ nên nhận được lợi khuẩn có trong sữa mẹ ít hơn.

6 tác hại của ăn dặm sớm ở trẻ

Trẻ ăn dặm quá sớm thường bị rối loạn tiêu hóa

  • Trẻ bị béo phì vì thường bị ép ăn nhiều, bổ sung thừa dinh dưỡng và năng lượng. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xương khớp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn hormone,…
  • Trẻ dễ bị hóc hoặc sặc thức ăn ở đường hô hấp do khả năng nhai nuốt chưa thành thạo
  • Chất lượng giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng

Mẹ không có đủ sữa cho con bú có nên cho ăn dặm sớm hay không?

6 tác hại của ăn dặm sớm ở trẻ

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu ăn dặm để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa, miễn dịch và sức khỏe tổng thể của trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do có đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của trẻ trong từng độ tuổi, ở dạng dễ hấp thụ, phù hợp với dạ dày còn non nớt của bé. Vì thế WHO đã đưa ra khuyến cáo mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.

Mặc dù vậy không phải mẹ nào cũng có đủ sữa cho con bú hoàn toàn ở giai đoạn này. Để khắc phục mẹ bị mất sữa, thiếu sữa nên cho trẻ sử dụng sữa công thức phù hợp với từng tháng tuổi của trẻ, không nên cho bé ăn dặm quá sớm để tránh làm tổn thương hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cũng như mắc phải 6 tác hại khi trẻ ăn dặm sớm mà chúng tôi vừa nêu trên.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sữa dành cho trẻ 0 – 6 tháng tuổi với công thức đặc chế tương tự sữa mẹ. Tuy nhiên, theo thống kê, trẻ uống sữa công thức có tỉ lệ bị chướng bụng, đầy hơi táo bón, tiêu chảy hay các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác cao hơn hẳn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Sức đề kháng của các bé uống sữa công thức cũng kém hơn so với trẻ bú mẹ. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể kết hợp cho trẻ dùng thêm men vi sinh cho trẻ chướng bụng để bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, cải thiện nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trẻ bú mẹ có độ tuổi trên 1 tháng trở lên cũng có thể sử dụng cách này để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ nhanh hoàn thiện hơn.

Chăm sóc và cải thiện tiêu hóa cho bé với men vi sinh

Phản xạ nhai, nuốt của trẻ sơ sinh chưa thành thạo, thể tích dạ dày của bé cũng còn nhỏ, men vi sinh dạng giọt có thể cung cấp lượng lớn lợi khuẩn chỉ với 1 vài giọt rất nhỏ là sản phẩm phù hợp nhất cho các bé mới sinh.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn men vi sinh cho trẻ sơ sinh mẹ cũng nên chọn các sản phẩm chính hãng, được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành, là sản phẩm của những thương hiệu uy tín để được đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng và giá thành sản phẩm.

6 tác hại của ăn dặm sớm ở trẻ

Chọn men vi sinh dạng giọt với chủng lợi khuẩn phù hợp giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Mỗi liều uống men vi sinh có thể cung cấp cho trẻ tối thiểu 1 tỉ CFU, giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, mạnh khỏe. Nhờ đó thúc đầy quá trình hoàn thiện chức năng, cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ diễn ra nhanh chóng. Hoạt động của hệ tiêu hóa, miễn dịch của trẻ cũng được tăng cường giúp trẻ khỏe mạnh, mau lớn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, hô hấp phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Trên đây là một số tác hại của ăn dặm sớm ở trẻ mà nên biết để chăm sóc bé đúng cách. Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến khi con được 24 tháng tuổi.

Việc ăn dặm của trẻ chỉ nên thực hiện khi bé tròn 6 tháng tuổi, tuyệt đối không nên cho trẻ ăn dặm trước khi được 4 tháng để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa, miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể và sự phát triển toàn diện của bé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ