Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, mẹ phải làm sao?

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé và là vấn đề khiến nhiều bố mẹ rất lo lắng. Trong trường hợp này, bố mẹ nên làm gì? Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng của bé cũng như các giải pháp cho con.

Nguyên nhân trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Khi bé bú mẹ hay ăn những thực phẩm bổ dưỡng, cơ thể sẽ tự động hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đi nuôi cơ thể. Ở những trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, bé vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa lại bài xích các chất dinh dưỡng trong những món ăn đó. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ kém hấp thu dinh dưỡng bao gồm:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu: Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn toàn như người lớn, hệ miễn dịch cũng còn yếu khiến cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn
  • Chế độ ăn không khoa học: Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm cũng dẫn đến tình trạng bé kém hấp thu, do hệ tiêu hóa của con phải làm việc quá tải khi chưa phát triển theo đúng độ tuổi cần ăn dặm, gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng tiêu hóa
  • Loạn khuẩn ruột: Tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh dễ gây ra tình trạng giảm hấp thu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Không dung nạp lactose: Xảy ra ở một số trẻ không dung nạp lactose trong sữa mẹ hoặc thức ăn

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là nguyên nhân kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ

Trẻ kém hấp thu nên ăn gì?

Khi bé có dấu hiệu kém hấp thu dinh dưỡng, bố mẹ cần cải thiện chế độ ăn của con bằng những loại thực phẩm dưới đây:

Các loại thực phẩm giàu chất đạm (ưu tiên đạm có nguồn gốc động vật)

Chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ kém hấp thu dinh dưỡng và không thể thiếu trong một số thực phẩm đặc biệt như:

  • Sữa: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Nếu mẹ không đủ sữa thì có thể cho con dùng thêm sữa công thức với hàm lượng năng lượng cao
  • Trứng: Thành phần của trứng giàu chất đạm, chất béo cùng muối khoáng và vitamin. Cơ thể rất dễ hấp thu chất đạm có trong trứng
  • Thịt: Chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và cần bổ sung trong chế độ ăn của trẻ kém hấp thu dinh dưỡng
  • Tôm, cua, cá: Hải sản đặc biệt chứa hàm lượng lớn chất đạm mà cơ thể dễ hấp thu hơn đạm thịt. Ngoài ra, ở hải sản còn giàu photpho, canxi cần thiết cho việc đề phòng còi xương của bé

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Đạm động vật được khuyến khích dùng cho trẻ kém hấp thu dinh đưỡng

Các loại thực phẩm giàu chất béo

Bên cạnh nguồn năng lượng từ chất đạm, mẹ cần bổ sung thêm chất béo vào thực đơn của bé. Không nên kiêng dầu mỡ, bởi các vitamin tan trong dầu cũng được cơ thể hấp thu và cung cấp các axit béo no quan trọng. Mẹ cần đảm bảo con ăn đủ lượng dầu, mỡ phù hợp với nhu cầu lứa tuổi.

Mỡ động vật như mỡ gà lẫn dầu thực vật trẻ cũng có thể hấp thụ tốt, giúp chuyển hóa năng lượng khi được nạp vào cơ thể.

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Bé nên ăn đủ chất béo, không kiêng khem khắc nghiệt

Các thực phẩm giàu glucid

Nguồn năng lượng lớn tới từ các thực phẩm giàu glucid như gạo và mì, rất tốt cho trẻ kém hấp thu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bố mẹ cần đảm bảo con được ăn đủ các nhóm chất đa dạng từ rau, hoa quả tươi, uống đủ nước.. để cơ thể có đủ chất xơ và các vitamin cùng các yếu tố vi lượng khác.

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Bổ sung đủ chất xơ là điều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Một số giải pháp khác dành cho trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Bên cạnh việc cung cấp một chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ, bố mẹ cũng cần thực hiện một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng của con như:

  • Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh: Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể sạch sẽ là điều bố mẹ cần tập cho con trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, để giữ cho môi trường sống sạch, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
  • Tăng cường vận động cho bé: Khuyến khích trẻ vận động bằng âm nhạc, trò chơi.. nếu trẻ sơ sinh chưa tập bò, tập đi được, mẹ hãy thực hiện những động tác thúc đẩy tiêu hóa và tăng co bóp của ruột như làm động tác đạp xe, massage cho bé
  • Tẩy giun định kỳ ở những bé trên 24 tháng tuổi là điều cần thiết
  • Cải thiện hệ vi sinh đường ruột: Bố sung lợi khuẩn cho trẻ bằng men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh là điều nên làm. Những trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cải thiện các triệu chứng biếng ăn, chán ăn, suy dinh dưỡng.. trong thời gian ngắn

trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Men vi sinh chứa hàng tỷ lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Nếu bé biểu hiện những dấu hiệu kém hấp thu dinh dưỡng, bố mẹ nên cho con đi khám để đánh giá mức độ hiện tại của bé và tìm ra cách điều trị hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ