Trẻ bú bình hay bị trớ: Mẹ có cần lo lắng?

Hiện tượng trẻ bú bình hay bị trớ khiến nhiều phụ huynh lo lắng không biết phải xử lý ra sao, đặc biệt với những bố mẹ lần đầu lên chức và còn chưa biết chăm trẻ đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về biểu hiện này của trẻ và cách khắc phục.

Trẻ bú bình hay bị trớ: Mẹ có cần lo lắng?

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn, sữa trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và trào ra đường miệng. Hiện tượng nôn trớ thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là khi con ăn no hay vặn mình. Thông thường trẻ bú bình hay bị trớ là biểu hiện sinh lý bình thường do cách cho bú của bố mẹ chưa đúng, dùng núm vú bình sữa sai cỡ, hay cho con ăn quá nhiều..

Trẻ bú bình hay bị trớ: Mẹ có cần lo lắng?

Trẻ bú bình bị nôn trớ do cách chăm sóc và cho bú của bố mẹ chưa đúng

Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bị nôn trớ là dấu hiệu bệnh lý cần lưu ý và thường đi kèm với các triệu chứng như:

  • Trẻ khóc thét khi đang bú.
  • Trẻ đau quặn bụng, ưỡn bụng, chướng bụng.
  • Trẻ mất nước, quan sát miệng thấy con bị khô miệng.
  • Trẻ rơi vào trạng thái lơ mơ không tỉnh táo.
  • Trẻ có hiện tượng co giật nguy hiểm.
  • Trẻ nôn trớ trong chất nôn có lẫn máu hoặc có màu vàng, xanh.

Trẻ sơ sinh nôn trớ khi bú, bé bị nôn trớ nhiều có thể là biểu hiện của các bệnh lý như lồng ruột, tắc ruột nguy hiểm, bố mẹ không nên chủ quan mà cần quan sát các dấu hiệu bất thường đi kèm nếu có và cho con đi viện ngay để được khám chữa bệnh kịp thời.

Những cách ngừa nôn trớ ở trẻ bú bình mẹ nên biết

Với trẻ bú bình hay bị trớ, bố mẹ hãy điều chỉnh thói quen khi cho con bú và chăm sóc trẻ kỹ lưỡng với các cách dưới đây để phòng ngừa nôn trớ cho trẻ hiệu quả:

  • Cho bé bú đúng tư thế: Tư thế cho trẻ bú đúng là khi bố mẹ giữ cho đầu bé cao hơn thân người để sữa di chuyển dễ dàng xuống dạ dày, giúp trẻ tiêu hóa tốt sau ăn mà không bị trào ngược lên trên. Giữ bình sữa với mức sữa ngập cổ bình để khi trẻ bú không bị hút thêm không khí dư thừa khiến con bị chướng bụng và nôn sau khi ăn.

Trẻ bú bình hay bị trớ: Mẹ có cần lo lắng?

Bế trẻ với tư thế đầu cao hơn thân người và giữ núm ti bình sữa luôn ngập sữa

  • Chia nhỏ lượng sữa cữ bú: Mỗi lần cho trẻ bú mẹ nên chia nhỏ lượng sữa cho con, giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng hiệu quả. Cho ăn quá no một lúc là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ, sặc sữa.
  • Không đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn: Để tránh tình trạng trẻ bú bình hay bị trớ, mẹ cần bế trẻ ở tư thế đứng khoảng 20 phút sau khi cho con ăn, thực hiện động tác vỗ ợ hơi để đẩy bớt khí dư thừa ra bên ngoài, không làm cho trẻ chướng bụng và khó tiêu sau ăn.
  • Massage vùng bụng trẻ: Hành động massage bụng trẻ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và giúp trẻ nhuận tràng, đi ngoài tốt hơn, làm giảm hiện tượng nôn trớ, đầy bụng của con.
  • Tăng cường men vi sinh: Cho trẻ dùng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ các chức năng của hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ổn định sức khỏe đường ruột và đề phòng tình trạng tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, nôn trớ.. do trẻ tiêu hóa kém và rối loạn tiêu hóa gây ra. Duy trì sử dụng men vi sinh cho trẻ cũng là cách giúp hỗ trợ con tăng cường sức đề kháng nhanh chóng.

Trẻ bú bình hay bị trớ: Mẹ có cần lo lắng?

Hỗ trợ tiêu hóa và đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với men vi sinh bổ sung lợi khuẩn

Bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy trẻ bú bình hay bị trớ bởi đa số các trường hợp là do cách chăm sóc trẻ chưa đúng, chỉ cần thực hiện các biện pháp như trên, mẹ sẽ thấy cho con ăn uống dễ dàng hơn, bé tiêu hóa tốt hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ