Nôn trớ là hiện tượng hay xảy ra đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng đặc biệt ở những người lần đầu tiên làm mẹ. Vậy khi thấy trẻ bú bình bị nôn trớ thì mẹ cần xử trí như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết sau để biết cách hành động trong tình huống này và hiểu các biện pháp đề phòng nôn trớ cho trẻ hiệu quả.
Hành động ngay khi thấy trẻ bị nôn trớ để không làm con bị sặc chất nôn
Xử trí đúng cách trong trường hợp trẻ bú bình bị nôn trớ là rất cần thiết, giúp con không bị sặc chất nôn và không làm nghẽn đường thở.
Thực hiện các hành động sau:
Bố mẹ nên điều chỉnh thói quen khi cho bé bú và khi chăm sóc con để giúp ngăn ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ bú bình như sau:
Cho con bú với tư thế và cách ngậm núm vú đúng
Một trong những nguyên nhân khiến bé hay nôn trớ khi bú bình chính là tư thế bú không đúng cách. Khi trẻ bú bình sai tư thế, trẻ có thể sẽ hút vào cùng sữa một lượng lớn khí dư thừa. Dung tích dạ dày của trẻ thời điểm này còn rất ít, việc có khí dư thừa trong dạ dày và sữa vào cùng lúc sẽ khiến cho con bị nôn ngay.
Bởi vậy, khi bố mẹ cho con bú bình cần giữ cho bình sữa nghiêng một góc 45 độ và đảm bảo sữa luôn ngập cổ bình, không để trẻ hút phải không khí.
Để sữa ngậm vào núm ti bình sữa, không lọt không khí thừa
Chia nhỏ lượng sữa trong mỗi cữ bú của con
Không nên cho con ăn quá nhiều một lần mà mẹ cần chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày của trẻ. Với lượng sữa đã được giảm bớt, hệ tiêu hóa của con sẽ hoạt động tốt hơn, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn. Mẹ có thể giảm lượng sữa và tăng cữ bú cho con nếu thấy trẻ ăn không đủ bữa.
Lưu ý không đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn no
Sau khi cho con bú xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà cần bế đứng trẻ trong khoảng 20-30 phút, kết hợp với động tác vỗ ợ hơi để làm thoát bớt lượng khí dư thừa, tránh tình trạng trẻ bị đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn no.
Bố mẹ cũng không nên vui đùa, chơi với trẻ và khiến con cười nhiều sau khi trẻ ăn để tránh tình trạng nôn trớ xảy ra.
Vỗ ợ hơi cho trẻ khi con ăn xong để tránh tình trạng nôn trớ sau ăn
Thực hiện massage quanh vùng bụng và rốn nhẹ nhàng
Massage bụng và rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và tăng tiết dịch giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn, bài tiết phân đều đặn và làm giảm cảm giác đầy bụng, nôn trớ.
Mẹ hãy thực hiện động tác này sau khi con ăn xong khoảng 30 phút và làm 2 lần/ngày.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ tiêu hóa kém hay nôn trớ
Tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp bảo vệ đường ruột của trẻ, hỗ trợ tiêu hóa và đề phòng các biểu hiện rối loạn tiêu hóa hay gặp ở lứa tuổi này. Bằng việc cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột với men vi sinh, ổn định hệ khuẩn ruột của trẻ, nhờ đó giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Điều này tạo tiền đề cho bé tiêu hóa tốt, phòng ngừa tình trạng con bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi chướng bụng, ăn không tiêu,… do tiêu hóa kém hay rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Sử dụng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Để chăm sóc sức khỏe tiêu hóa cho bé hiệu quả. các mẹ nên tìm hiểu kĩ thành phần sản phẩm trước khi bổ sung cho con và chú ý duy trì dùng men vi sinh trong ít nhất 3 tháng để thấy hiệu quả với trẻ. Bố mẹ khi tìm mua sản phẩm men vi sinh cho con nên lựa chọn loại men có dạng nhỏ giọt tiện lợi và có sự cấp phép lưu hành từ Bộ Y Tế.
Hầu hết các trường hợp trẻ bú bình bị nôn trớ là do cách chăm sóc của bố mẹ chưa đúng, cho con bú bình sai cách. Khi thấy con bị nôn trớ, mẹ hãy xử lý như trong bài trên và áp dụng các biện pháp phòng tránh để trẻ không bị nôn khi ăn lần sau.