Trẻ bị đau bụng đi ngoài và nôn là biểu hiện của bệnh gì?

Đau bụng đi ngoài và nôn là hiện tượng thường gặp ở trẻ em khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết con yêu của mình gặp phải vấn đề gì. Vậy, trẻ bị đau bụng đi ngoài và nôn là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ bị đau bụng đi ngoài và nôn là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ bị đau bụng đi ngoài và nôn là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ bị đau bụng đi ngoài và nôn là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ đau bụng từng cơn và nôn là biểu hiện của nhiều vấn đề bất thường tại hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số bệnh lý gây hiện tượng trẻ bị đau bụng đi ngoài và nôn mà bạn cần biết:

  • Giun chui ống mật: Trẻ gặp phải hiện tượng đau bụng trên, từng cơn, có thể là đau dữ dội và ra nhiều mồ hôi hột
  • Rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột: Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, sự co thắt bất thường của các cơ  là nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng trẻ đau bụng từng cơn và nôn kèm theo đầy hơi, chướng bụng, trẻ bị nôn và tiêu chảy,…
  • Hội chứng ruột kích thích do viêm đại tràng: Triệu chứng là đau quặn bụng từng cơn, có thể đau âm ỉ kéo dài khiến con khóc thét. Đôi khi sờ thấy có cục cứng ở bụng bên phải, kèm theo đó là táo bón hoặc tiêu chảy, bé bị đi ngoài ra máu…
  • Bệnh lý về dạ dày: Nếu trẻ bị đau bụng đi ngoài và nôn kèm theo cảm giác nóng rát tại vùng thượng vị, xung quanh rốn, ợ hơi… thì đó chính là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…

Trẻ bị đau bụng đi ngoài và nôn ba mẹ xử lý như thế nào?

Trẻ bị đau bụng đi ngoài và nôn là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ bị đau bụng đi ngoài và nôn ba mẹ nên bình tĩnh xử lý và chăm sóc bé đúng cách

Khi trẻ đau bụng đi ngoài và nôn, bác sĩ khuyên mẹ điều đầu tiên nên làm là trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. Cần theo dõi sát sao trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

  • Bù nước cho bé

Mẹ cần cho trẻ uống nước đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn và đi ngoài. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch Oresol. Cha mẹ cần pha đúng theo hướng dẫn. Cha mẹ không cho trẻ uống một lúc quá nhiều mà nên cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, khoảng từ 50-100ml Oresol sau mỗi lần trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy.

  • Không tự ý dùng thuốc

Không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy cho con trong giai đoạn này. Việc sử dụng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy không phù hợp sẽ làm giảm nhu động ruột, giảm hấp thu và kéo dài thời gian lưu lại trong đường tiêu hoá của vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm làm trẻ đầy, chướng bụng, và kéo dài thời gian bị bệnh.

  • Cho bé ăn phù hợp

Mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn từ 12-24 giờ thì có thể cho bé ăn uống lại bình thường nhưng vẫn nên cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc súp hay sữa chua.

Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ có biểu hiện sốt từ 38,5oC trở lên thì cha mẹ hãy sử dụng các thuốc hạ sốt như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ mẹ nhé.

  • Giữ vệ sinh chung

Nôn trớ và đi ngoài có thể làm gia tăng lây nhiễm trong gia đình. Cha mẹ nên chú ý phòng ngừa lây nhiễm bằng cách rửa tay với nước và xà phòng sau khi thay bỉm, quần áo cho trẻ, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ nghỉ học giúp hạn chế lây lan.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Trẻ bị đau bụng đi ngoài và nôn là biểu hiện của bệnh gì?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé

Sử dụng men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh hiện nay nhằm cung cấp hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, ổn định sức khỏe tiêu hóa cũng như giải quyết nhanh các vấn đề đường ruột của con như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, chướng bụng… Từ đó con sẽ cảm thấy thoải mái hơn, mẹ cũng an tâm hơn rât nhiều!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ