Trẻ bị nôn và tiêu chảy: nguyên nhân và cách cải thiện

Nôn trớ, tiêu chảy là 2 trong số các vấn đề tiêu hóa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị nôn và tiêu chảy, tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện nhanh chóng, hiệu quả và cách để mẹ bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất.

Nguyên nhân trẻ bị nôn và tiêu chảy

Nôn trớ thường xuất hiện trước khi trẻ bị tiêu chảy khoảng vài giờ hoặc 1 – 2 ngày. Hiện tượng nôn trớ và tiêu chảy cũng có thể xảy ra 1 hoặc nhiều lần trong ngày khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải.

Các nguyên nhân khiến trẻ bị nôn và tiêu chảy gồm có:

Đường ruột bị nhiễm khuẩn Rotavirus hoặc vi khuẩn tụ cầu

Trẻ có dấu hiệu nôn ra chủ yếu là nước kèm với một lượng nhỏ thức ăn. Mẹ cần xác định bé nôn và đi ngoài mấy lần trong ngày, thành phần chất nôn và phân bao gồm những gì (thức ăn, nước, dịch nhầy mầu trắng hoặc vàng đục,…). Sau khi phân tích thành phần của chất nôn và phân bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách bù nước và điện giải hợp lý cũng như chỉ định uống các loại thuốc phù hợp.

Trẻ bị nôn và tiêu chảy: nguyên nhân và cách cải thiện

Đường ruột bị nhiễm khuẩn Rotavirus hoặc vi khuẩn tụ cầu khiến trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy

Trẻ uống kháng sinh dài ngày

Khi điều trị bệnh lý phải uống kháng sinh dài ngày lợi khuẩn đường ruột cũng sẽ bị kháng sinh tiêu diệt làm hệ vi sinh đường ruột mất đi tỉ lệ cân bằng với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, gây ra hiện tượng nôn trớ và tiêu chảy.

Trẻ mắc bệnh Crohn

Khi mắc bệnh Crohn hệ tiêu hóa của trẻ bị viêm nhiễm và chảy máu từng vùng. Dấu hiệu nhận biết bệnh Crohn điển hình là hiện tượng đua bụng, nôn trớ và tiêu chảy nghiêm trọng. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên mẹ cần đưa bé đi khám ngay để tránh tình trạng viêm lan rộng khiến cơ thể bị suy nhược và có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện cả về chức năng và cấu tạo khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột gây ra hiện tượng tiêu chảy, buồn nôn. Cùng với đó các cơ vòng trong hệ tiêu hóa của trẻ cũng thường xảy ra hiện tượng co thắt bất thường cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây buồn nôn, tiêu chảy.

Trẻ bị nôn và tiêu chảy: nguyên nhân và cách cải thiện

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có hiện tượng nôn, tiêu chảy

Trẻ sử dụng thức ăn không phù hợp

Trẻ mắc chứng bất dung nạp lactose, dị ứng đạm sữa bò khi uống sữa công thức hay các chế phẩm từ sữa động vật như sữa chua, phô mai, bơ, váng sữa,… sẽ bị rối loạn tiêu hóa gây nôn trớ, tiêu chảy. Ngoài ra trẻ ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín kỹ, thức ăn được bảo quản quá lâu trong tủ lạnh,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy.

Trẻ bị viêm loét dạ dày – đại tràng

Mặc dù không phổ biến như với người lớn nhưng hiện tượng trẻ bị viêm loét dạ dày, đại tràng vẫn xảy ra, đặc biệt là với những trẻ ăn dặm quá sớm – trước 4 tháng tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, chưa tiêu hóa được thức ăn cứng, do đó WHO đã khuyến cáo trong 6 tháng đầu đời bé cần được nuôi hòa toàn bằng sữa mẹ, loại thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ nhất, theo nhu cầu của trẻ. Việc ăn dặm quá sớm cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn HP gây dạ bệnh đau dạ dày.

Cách cải thiện tình trạng nôn và tiêu chảy cho trẻ

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. WHO khuyến nghị mẹ sau sinh nên nuôi con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho con bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Không cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi, thời điểm ăn dặm phù hợp nhất cho trẻ là từ 6 tháng tuổi là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu hoàn thiện, có thể chuyển hóa và hấp thụ được dưỡng chất trong thức ăn rắn.

Ngoài ra, sữa mẹ không chỉ có đầy đủ dưỡng chất dễ hấp thụ mà còn cung cấp cho trẻ lợi khuẩn và kháng thể, ngăn ngừa hại khuẩn xâm nhập, gia tăng số lượng lợi khuẩn, giúp hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cân bằng. Khi trẻ bị nôn và tiêu chảy mẹ cần cho con bú bình thường để bổ sung đủ dưỡng chất, tăng cường lợi khuẩn và kháng thể mỗi ngày, giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa hiệu quả.

Trẻ bị nôn và tiêu chảy: nguyên nhân và cách cải thiện

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giảm nguy cơ trẻ bị nôn và tiêu chảy

Cho trẻ ăn dặm khoa học, đảm bảo vệ sinh

Đối với trẻ dã bắt đầu ăn dặm mẹ cần thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, không cho trẻ uống nước chưa đun sôi và thức ăn chưa được nấu chính kỹ. thức ăn của trẻ phải đầy đủ tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ để cân đối dinh dưỡng. Ngoài ra mẹ cũng cần cho trẻ ăn dặm theo trình tự lỏng – đặc, ngọt – mặn, 1 loại – nhiều loại trong cùng 1 bữa để hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần, không gây áp lực lớn khiến trẻ mắc bệnh dạ dày, đại tràng gây nôn trớ, tiêu chảy. Khi bé bị nôn, tiêu chảy mẹ cũng cần duy trì các bữa ăn hàng ngày để bé không bị mất sức do thiếu hụt dinh dưỡng

Cho trẻ uống men vi sinh dạng giọt cho trẻ sơ sinh

Trẻ bị nôn và tiêu chảy: nguyên nhân và cách cải thiện

Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Ngay khi nhận thấy trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy hay gặp bất kỳ một vấn đề tiêu hóa nào mẹ cũng có thể kết hợp cho uống men vi sinh để trẻ bổ sung probiotic, giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa.

Đồng thời men vi sinh còn kích thích tiết kháng thể, ngăn ngừa sự xâm nhập và hoạt động của hại khuẩn trong đường ruột, kích thích sản xuất enzyme tăng cường khả năng tiêu hóa. Nhờ đó có thể cải thiện nhanh các vấn đề tiêu hóa cho trẻ, trong đó có nôn trớ, tiêu chảy.

Cho trẻ uống sữa công thức phù hợp

Với những trẻ mắc chứng bất dung nạp lactose, dị ứng đạm sữa bò cần được sử dụng sữa không có chứa đường lactose, hay sữa công thức đạm thủy phân, sữa amino axit. Mẹ cần nhờ bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn, cách chăm sóc cũng như lựa chọn loại sữa phù hợp cho từng trẻ. Trường hợp mẹ có đủ sữa cho con bú thì nên sử dụng sữa mẹ thay cho tất cả các loại sữa công thức, sữa có nguồn gốc động vật

Ngay khi nhận thấy trẻ bị nôn và tiêu chảy kèm các dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội, sốt, nôn liên tục,… mẹ cần đưa ngay đến trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời. Mẹ không nên tự ý cho trẻ uống bất kỳ một loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh bị tác dụng phụ gây nguy hiểm cho sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ