Top 7 biểu hiện của trẻ bị đau bụng giun mẹ cần lưu ý

Quan sát những biểu hiện của trẻ bị đau bụng giun giúp bố mẹ biết được tình hình sức khỏe của con, từ đó tìm ra cách chữa cho trẻ nhanh chóng. Bên cạnh đó, những kiến thức về phòng bệnh nhiễm giun sán trong bài cũng giúp trẻ đề phòng bệnh tái phát về sau.

Top 7 biểu hiện của trẻ bị đau bụng giun mẹ cần lưu ý

Top 7 biểu hiện của trẻ bị đau bụng giun mẹ cần lưu ý

Trẻ bị đau bụng quanh rốn và ngứa hậu môn rất có thể con đang bị nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán đường ruột không phải là vấn đề hiếm gặp ở trẻ nhỏ. 7 biểu hiện của trẻ bị đau bụng giun bố mẹ có thể quan sát thấy gồm có:

  • Trẻ cảm thấy đau bụng phía trên rốn, cơn đau tái phát nhiều lần, bụng ỏng.
  • Trẻ có dấu hiệu nôn ra giun hoặc đi ngoài thấy có giun trong phân, hậu môn có giun.
  • Trẻ quấy khóc, khó ngủ vào ban đêm do con bị ngứa vùng hậu môn không ngủ được.
  • Trẻ rối loạn tiêu hóa, có thể bị tiêu chảy tùy lúc.
  • Trẻ biếng ăn, lười ăn dẫn tới suy nhược trong thời gian dài có giun chưa điều trị.
  • Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, có biểu hiện bị thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất.
  • Trẻ em gái có thể bị mẩn đỏ và ngứa âm đạo.

Cách chữa đau bụng giun ở trẻ em như thế nào?

Top 7 biểu hiện của trẻ bị đau bụng giun mẹ cần lưu ý

Tẩy giun định kỳ cho trẻ theo hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ

Để đẩy lùi các biểu hiện của trẻ bị đau bụng giun, bố mẹ cần giúp con điều trị nhiễm giun triệt để, sau đó thực hiện các biện pháp để phòng tình trạng bệnh. Dưới đây là những lời khuyên điều trị nhiễm giun cho bé:

  • Thực hiện xét nghiệm phân cho trẻ khi nghi ngờ con có biểu hiện bị nhiễm giun, sau đó thực hiện tẩy giun ngay theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tẩy giun với các loại thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít tác dụng phụ. Nên tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi và thực hiện tẩy giun 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần tùy loại thuốc.
  • Nếu trẻ có các biến chứng do giun như giun chui ống mật, áp xe gan, nhiễm trùng đường mật do giun.. hoặc nhiễm các loại giun như giun chỉ, giun đũa chó mèo.. cần đưa con tới ngay bệnh viện để khám chữa bệnh kịp thời.

Phương pháp đề phòng bệnh giun sán cho trẻ

Top 7 biểu hiện của trẻ bị đau bụng giun mẹ cần lưu ý

Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Để đề phòng bệnh giun sán cho trẻ, bố mẹ cần hướng dẫn con thực hiện những điều sau đây hàng ngày:

  • Vệ sinh thân thể, vệ sinh tay sạch sẽ đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng.
  • Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, nhắc con không được cắn móng tay. Vệ sinh hậu môn cho trẻ bằng xà phòng sau khi con đi nặng.
  • Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện nguyên tắc “ăn chín – uống sôi”. Không cho trẻ ăn những món ăn tái, sống.
  • Vệ sinh dụng cụ nấu ăn sạch sẽ với nước rửa bát. Vệ sinh khu vực nấu ăn, giặt khăn lau sạch và phơi ở nơi có nắng.
  • Những loại trái cây khi mua về cần ngâm rửa kỹ lưỡng, gọt vỏ trước khi ăn để đề phòng giun sán.
  • Nhớ lịch tẩy giun định kỳ với thuốc giun an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên còn yếu, vì vậy thêm men lợi khuẩn hàng ngày giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch sức đề kháng tự nhiên cho trẻ. Từ đó cải thiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa hiệu quả và làm giảm các cơn đau bụng nhanh chóng.

Top 7 biểu hiện của trẻ bị đau bụng giun mẹ cần lưu ý

Sử dụng sản phẩm men lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Biểu hiện của trẻ bị đau bụng giun rất dễ nhận biết, bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra qua những biểu hiện như trên. Bệnh giun sán đường ruột là một trong những bệnh hay gặp nhất là ở lứa tuổi trẻ nhỏ chưa nhận biết được việc giữ vệ sinh bản thân, vì vậy bố mẹ cần theo sát, hướng dẫn trẻ để con phòng tránh nhiễm giun đường ruột. Chú ý tăng cường men vi sinh đều đặn cho trẻ để con có sức khỏe đường ruột tốt hơn, phòng tránh những bệnh lý đường tiêu hóa ở lứa tuổi này.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ