Sai lầm thường gặp khi điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà

Tình trạng trẻ bị tiêu chảy nhẹ có thể thực hiện trị bệnh tại nhà với nhiều biện pháp hiệu quả. Tuy nhiên nhiều bố mẹ lại thực hiện sai cách khiến cho việc điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Mẹ hãy đọc bài viết sau để biết các sai lầm cần tránh là gì, phải làm thế nào để trẻ mau khỏi bệnh.

Một số lưu ý mẹ cần biết khi trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng với tần suất từ 3 lần một ngày trở lên. Ở trẻ em, mẹ cũng có thể quan sát hiện tượng phân của trẻ, nếu thấy phân lỏng, có hạt lợn cợn, phân có nhớt hoặc thay đổi màu sắc phân (trắng, xanh, sậm màu) hoặc trẻ bị són phân báo hiệu bé đã bị tiêu chảy.

Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy còn thường kèm theo triệu chứng đau bụng, buồn nôn, sốt, mất nước, mệt mỏi… Hiện tượng tiêu chảy thường gặp ở trẻ, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, con có thể bị mất nước, kiệt sức và có thể gây tử vong. Ngoài ra, bé cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, mệt lả, gầy sút cân trong thời gian bị bệnh.

Sai lầm thường gặp khi điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà

Quan sát tính chất phân của trẻ và tần suất đi ngoài để nhận biết sớm trẻ bị tiêu chảy

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy thường do:

  • Do virus đặc biệt là Rotavirus gây tiêu chảy.
  • Do vi khuẩn, ví dụ như tả, lỵ, trực khuẩn, E.Coli, thương hàn, nhóm vi khuẩn Salmonella.
  • Do trẻ ăn phải thức ăn bị nhiễm độc, ôi thiu, thực phẩm có hóa chất độc hại, nấm mốc..
  • Do trẻ uống nước chưa được đun sôi gây ra tiêu chảy.

Sai lầm thường gặp khi điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà

Điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà có thể gặp phải một số sai lầm sau đây, bố mẹ cần hết sức lưu ý:

  • Không cho trẻ uống nước vì sợ bé tiêu chảy nhiều hơn: Điều này hết sức sai lầm, bởi khi đường ruột của bé nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì tiêu chảy là một hình thức tống các chất độc hại và vi khuẩn ra bên ngoài. Việc trẻ uống nước hay không thì bé vẫn sẽ bị kích thích và tăng tiết dịch ruột gây tiêu chảy. Mẹ cần cung cấp đủ nước cho con uống để chống mất nước cho bé thay vì không cho con dùng nước.

Sai lầm thường gặp khi điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà

Tăng cường cho trẻ uống nước, bù điện giải trong quá trình điều trị tiêu chảy cho bé

  • Đổi sữa ngay cho trẻ dùng sữa công thức: Mẹ chỉ phải đổi sữa cho trẻ nếu con tiêu chảy nhiều hơn sau mỗi lần bú, hoặc khi trẻ không dung nạp lactose trong sữa, trẻ bị tiêu chảy do dị ứng sữa bò. Không nên đổi sữa ngay khi thấy con bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân.
  • Không cho trẻ ăn hay uống đúng cách: Trẻ bị tiêu chảy thường rất mệt mỏi, chán ăn. Do đó nếu mẹ nấu các món ăn cứng, khó ăn, không hấp dẫn thì trẻ cũng không muốn ăn và có thể quấy khóc nhiều hơn. Trong trường hợp này, bố mẹ hãy kiên nhẫn chăm bé, cho con ăn các món cháo, súp, canh dinh dưỡng thơm ngon để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Nghĩ rằng trẻ tiêu chảy là do thức ăn mẹ ăn mỗi ngày: Trẻ bị tiêu chảy có liên quan tới vệ sinh ăn uống, vệ sinh bàn tay.. chứ không liên quan tới thức ăn mẹ ăn mỗi ngày. Dù mẹ ăn thực phẩm gì thì khi được nạp vào cơ thể, thức ăn sẽ được hấp thu vào đường ruột, chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Việc tạo sữa do tuyến sữa ở vú nhận các dinh dưỡng trong máu tạo thành sữa, không phải do mẹ ăn quá chua, quá tanh.. làm cho trẻ tiêu chảy khi bú mẹ.

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ nên nhớ việc quan trọng là bù nước và dinh dưỡng cho bé để cung cấp lại lượng nước, dinh dưỡng bị thiếu hụt sau mỗi lần trẻ đi ngoài. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa để hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường ruột, ổn định hệ khuẩn ruột với hệ vi sinh cân bằng trở lại, giảm các dấu hiệu tiêu chảy bé đang gặp phải.

Sai lầm thường gặp khi điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà

Men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ

Thực hiện các biện pháp điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà đúng cách, tăng cường men vi sinh bảo vệ đường ruột của trẻ sẽ giúp bé nhanh khỏi, đồng thời phòng tránh tình trạng tiêu chảy tái phát. Bố mẹ cũng nên chú ý nhiều hơn tới việc vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh tay cho con thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ