Nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều bị nôn trớ?

Nôn trớ là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều bố mẹ hoang mang không biết xử lý ra sao trong quá trình chăm sóc trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều bị nôn trớ và cách cải thiện cho con hiệu quả.

Nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều bị nôn trớ là gì?

Hiện tượng trẻ nôn trớ do chế độ ăn

Trẻ ăn nhiều bị nôn trớ, cứ ăn là trớ khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Bố mẹ cho con ăn quá no một lúc, ép trẻ ăn hoặc bú quá nhiều.
  • Cách pha sữa công thúc không đúng, tư thế cầm bình bị sai khiến trẻ nạp nhiều không khí dư thừa vào bụng.
  • Đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn hoặc bú, chơi đùa với trẻ khi con vừa ăn no.
  • Trẻ không dung nạp sữa bò hay thức ăn.
  • Trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi khiến cơ thể không xử lý được thức ăn mới ngoài sữa mẹ.
  • Trẻ mới tập ăn món nào đó mà hệ tiêu hóa không tiêu hóa được.

Dạ dày của trẻ có dung tích nhỏ, không thể chứa quá nhiều thức ăn trong một lần cho ăn hoặc cho bú. Hiện tượng trẻ ăn nhiều nôn trớ chủ yếu do bố mẹ cho con ăn no quá mức, cách chăm sóc con chưa đúng khiến bé bị nôn trớ nhiều và nôn ngay sau khi ăn.

Nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều bị nôn trớ?

Trẻ nôn trớ hầu hết là do nguyên nhân sinh lý

Hiện tượng trẻ nôn trớ bệnh lý

Trẻ bị nôn trớ khi ăn nhiều, cứ ăn là bị nôn còn có thể do nguyên nhân con mắc các bệnh đường ruột, ví dụ như bị viêm nhiễm tổn thương dạ dày, khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng hệ tiêu hóa, hẹp phì đại môn vị, nhiễm trùng đường hô hấp..

Cách hạn chế nguy cơ khiến trẻ nôn trớ khi ăn

Hầu hết hiện tượng trẻ nôn trớ khi ăn là do dấu hiệu sinh lý, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên mẹ cần sớm cải thiện tình trạng của con để không khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể. Để làm giảm tình trạng trẻ bị nôn trớ khi ăn, dưới đây là một số biện pháp mẹ nên áp dụng:

  • Không ép con ăn quá nhiều, không cho trẻ ăn quá nhanh có thể khiến con sợ khi nhìn thấy đồ ăn.
  • Khi thử một loại thức ăn mới, mẹ nên tăng dần lượng từ ít tới nhiều và cho con ăn dạng lỏng tới đặc dần.
  • Tránh cho con ăn quá nhiều hoặc bú quá no trong một bữa mà nên chia nhỏ thành nhiều cữ trong ngày.
  • Với những trẻ bú mẹ, sau khi cho con bú mẹ nên bế bé đứng trong 15-20 phút và vỗ ợ hơi cho con xong mới đặt nằm.
  • Khi cho con bú bình, cần đổ sữa ngập núm vú bình sữa để hạn chế lượng không khí dư thừa vào dạ dày.
  • Cho con dùng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, xử lý hiện tượng nôn trớ do rối loạn tiêu hóa hoặc do các viêm nhiễm bên trong. Duy trì cho trẻ dùng men vi sinh đều đặn cũng giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé để phòng tránh nhiều bệnh lý đường ruột khác.

Nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều bị nôn trớ?

Dùng men vi sinh chuyên biệt của Anh Quốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ

Biện pháp xử trí khi trẻ ăn xong bị nôn nhiều

Trẻ bị nôn nhiều khiến cơ thể bị mất một lượng nước và điện giải lớn, lúc này, điều quan trọng là mẹ cần bù lại nước và điện giải cho con nhanh chóng. Khi thấy trẻ bị nôn mẹ hãy thực hiện các điều sau:

  • Để trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh chất nôn tràn vào khí quản phổi gây tắc đường thở, ngưng thở. Vỗ về trấn an trẻ để giúp con bình tĩnh trở lại.

Nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều bị nôn trớ?

Cho trẻ uống nước và Oresol để bù lượng nước và điện giải đã mất

  • Đợi tới khi trẻ bớt nôn trớ, mẹ hãy cho con uống nước từng ngụm nhỏ và bổ sung dung dịch Oresol. Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và các biện pháp cải thiện như trên.
  • Xác định nguyên nhân bị nôn trớ của con và đưa trẻ đi viện nếu con có các dấu hiệu bất thường kèm theo nôn trớ để được khám chữa bệnh kịp thời.

Sau khi đã biết nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều bị nôn trớ và các biện pháp cải thiện, mẹ hãy áp dụng cho bé nhà mình để giúp con mau khỏe, tránh tình trạng nôn trớ tái phát.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ