Nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm nôn cho trẻ hiệu quả

Nôn trớ khiến cho trẻ khó chịu, mệt mỏi và đôi khi biểu hiện nôn trớ của bé lại báo hiệu các bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm nôn cho trẻ như thế nào? Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này.

Nguyên nhân vì sao trẻ nhỏ bị nôn trớ?

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể khác nhau tùy vào độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ, với nguyên nhân khiến trẻ nôn cũng khác nhau. Tìm hiểu các tác nhân này sẽ giúp bố mẹ tìm ra cách giảm nôn cho trẻ hiệu quả, khắc phục sớm tình trạng của bé.

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi: Hiện tượng buồn nôn và nôn ở trẻ rất phổ biến, lại khó xác định nguyên nhân. Bởi trẻ trong độ tuổi này có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bộ máy tiêu hóa kém khiến cho trẻ dễ bị nôn. Trẻ cũng có thể bị buồn nôn và nôn do các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, tắc hoặc hẹp môn vị dạ dày, tắc ruột, lồng ruột… Trường hợp trẻ nôn kèm sốt thì đây là dấu hiệu cảnh báo bé bị nhiễm trùng.
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ cũng có thể bị nôn bởi nhiều nguyên nhân, trong đó viêm dạ dày ruột do siêu vi được coi là nguyên nhân chính. Kèm theo nôn ói, con có thể bị sốt, tiêu chảy, đau bụng trong 1-2 ngày. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị nôn do nhiễm khuẩn khi chạm vào các đồ vật nhiễm khuẩn, trẻ nôn trớ do rối loạn tiêu hóa, bé ăn phải thực phẩm lạ, thức ăn chưa được nấu chín, thậm chí là bị ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm nôn cho trẻ hiệu quả

Tùy vào độ tuổi và mức độ nôn trớ mà nguyên nhân gây nôn ở trẻ là khác nhau

Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý gây nôn ở trẻ

Một số bệnh gây nôn trớ ở trẻ sẽ có các biểu hiện như sau:

Trẻ nôn do viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn

Dấu hiệu nôn do trẻ viêm dạ dày ruột ro vi khuẩn, virus khá giống với ngộ độc thức ăn, khi bé nôn ồ ạt trong 5-30 phút/lần và nôn liên tục trong 1-12 giờ đầu. Biểu hiện nhận biết có thể phân biệt được gồm:

  • Trẻ nhiễm virus sẽ nôn, sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn kéo dài có thể tới 3 ngày liền. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy thường vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai.
  • Trẻ bị ngộ độc thức ăn sau khi ăn phải đồ ăn kém chất lượng thường không kèm sốt. Hiện tượng nôn xuất hiện sau vài giờ khi ăn và không kéo dài quá 12 giờ. Có thể tiêu chảy hoặc không.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm nôn cho trẻ hiệu quả

Theo dõi các biểu hiện đi kèm với nôn trớ để biết bé bị nôn do đâu

Trẻ nôn do nhiễm trùng tiết niệu

Nếu trẻ có hiện tượng sốt cao trong vài ngày, thi thoảng kèm theo nôn trớ, đi tiểu đau rát hay mẹ thấy nước tiểu của con có mùi khó chịu thì có khả năng trẻ bị nhiễm trùng tiết niệu.

Trẻ nôn do tắc ruột

Tắc ruột là bệnh lý xuất hiện khi đoạn ruột bị xoắn, gây nguy hiểm cho trẻ và cần được cấp cứu ngay. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là trẻ đau bụng dữ dội, đau đột ngột, trẻ nôn mật xanh mật vàng, nôn vọt, đau quằn quại từng cơn, không đại tiện và tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.

Trẻ nôn do hẹp phì đại môn vị

Một số ít trường hợp trẻ nôn dữ dội nhiều lần thì cần cảnh giác với bệnh hẹp phì đại môn vị. Những bé này có thể lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói. Tình trạng hẹp phì đại môn vị cần được điều trị với biện pháp phẫu thuật, sau đó trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn.

Tiết lộ những cách giảm nôn cho trẻ hiệu quả cho mẹ

Theo dõi tình hình sức khỏe của con và áp dụng những cách giảm nôn cho trẻ để giúp bé mau hồi phục:

  • Theo dõi dấu hiệu mất nước: Nôn trớ có thể khiến cơ thể trẻ mất nước nhanh, với các dấu hiệu như khô môi, trẻ khát nước và thường đòi uống nước. Trường hợp mất nước nặng bé sẽ không đi tiểu nhiều giờ liền. Trẻ khóc không ra nước mắt, mắt trũng sâu, bàn tay bàn chân lạnh. Mẹ cần thường xuyên bù nước và điện giải cho con với dung dịch Oresol, nếu bé mất nước nặng thì cần đưa con tới viện ngay.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm nôn cho trẻ hiệu quả

Bù nước và điện giải cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng mất nước sau khi bé nôn

  • Thay đổi chế độ ăn: Trẻ nôn trớ liên tục có thể gây ra cảm giác sợ hãi khi ăn uống, bố mẹ cần thay đổi chế độ ăn cho con phù hợp. Với những trẻ bú mẹ thì cần chia nhỏ cữ bú trong ngày với lượng vừa đủ, tránh để bé đầy bụng, ợ hơi và nôn trớ. Không ép con ăn quá nhiều. Trẻ ăn dặm nên ăn các món dễ tiêu hóa, cháo, súp, phở, canh.. để con dễ nuốt, tránh dùng món nhiều dầu mỡ.
  • Gối cao đầu khi nằm: Tình trạng nôn trớ của trẻ thường nghiêm trọng hơn khi nằm, bởi vậy mẹ nên gối cao đầu cho trẻ để thức ăn không bị trào ngược lên thực quản. Có thể bế đứng trẻ và vỗ ợ hơi cho con sau khi ăn trước khi đặt bé nằm. Chú ý mặc quần áo thoáng mát cho con để tránh tạo áp lực lên bụng.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm nôn cho trẻ hiệu quả

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Tăng cường men vi sinh cho bé tiêu hóa kém: Sử dụng thêm probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêu hóa kém là lựa chọn của nhiều bố mẹ khi muốn cải thiện tình trạng nôn trớ cho con cũng như giúp bé tiêu hóa tốt hơn, ăn uống hiệu quả hơn. Duy trì dùng men vi sinh đều đặn sẽ bảo vệ tốt đường ruột của con, cải thiện các bệnh lý do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột gây ra, lấy lại sự cân bằng và ổn định cho hệ vi sinh.

Những cách giảm nôn cho trẻ như trên thực hiện an toàn và hiệu quả tại nhà, bố mẹ hãy áp dụng ngay cho con để chống nôn trớ cho bé, ngăn ngừa tái phát về sau.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ