Nên và không nên làm gì để phòng nôn trớ cho trẻ

Hiện tượng nôn trớ rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé sơ sinh, có thể do nguyên nhân sinh lý hay do các bệnh lý hệ tiêu hóa. Mẹ tham khảo ngay bài viết sau để biết nên và không nên làm gì để phòng nôn trớ cho trẻ!

Nguyên nhân gây nôn trớ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn trớ. Hiểu rõ các nguyên nhân gây nôn trớ giúp mẹ biết được các cách phòng nôn trớ cho trẻ hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ dễ nôn trớ phổ biến:

  • Mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ăn nhiều hơn dung tích của dạ dày.
  • Trẻ bú mẹ không đúng tư thế hay do bú bình không đúng cách khiến cho trẻ nuốt nhiều không khí vào dạ dày gây nôn trớ.
  • Khi trẻ vừa ăn no xong đã đặt nằm ngay làm tăng nguy cơ bị nôn trớ.
  • Quấn tã quá chặt, băng rốn chặt cho con khiến thành bụng bị ép gây nôn trớ.
  • Trẻ bị bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, chậm nhu động ruột.
  • Các bệnh viêm đường hô hấp trên, nhiễm trùng thần kinh, co thắt môn vị…
  • Trẻ nôn do dị tật đường tiêu hóa, hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành…
  • Hiện tượng nôn trớ do tắc ruột, xoắn ruột kèm theo nhiễm trùng toàn thân…

Nên và không nên làm gì để phòng nôn trớ cho trẻ

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ

Cách xử trí tình trạng nôn trớ ở trẻ đúng cách

Ngay khi thấy trẻ bị nôn trớ, mẹ cần hành động ngay để xử lý tránh cho trẻ bị sặc chất nôn:

  • Ngay khi thấy trẻ nôn mẹ cần nghiêng đầu con sang một bên để bé không sặc chất nôn.
  • Nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi của bé bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng và họng con.
  • Khum tay vỗ nhẹ vào lưng trấn an trẻ, giúp trẻ ho bật nốt chất nôn trong họng ra bên ngoài.
  • Lau cổ và người của trẻ với nước ấm, thay đồ cho con.
  • Khi trẻ hết cơn nôn, mẹ cho con uống nước ấm hoặc dùng dung dịch Oresol đút cho trẻ từng thìa nhỏ. Cho con bú mẹ hoặc bú bình tốc độ chậm.
  • Giúp trẻ ngủ, không tự ý mua và dùng thuốc chống nôn khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Theo dõi dấu hiệu nôn trớ của trẻ để có các bước khắc phục kịp thời.

Nên và không nên làm gì để phòng nôn trớ cho trẻ

Xử lý đúng cách khi trẻ nôn trớ tránh khiến bé sặc chất nôn

Nên và không nên làm gì để phòng nôn trớ cho trẻ

Nhằm phòng nôn trớ cho trẻ hiệu quả, mẹ hãy tham khảo ngay các biện pháp sau và áp dụng cho bé:

  • Thực hiện cho trẻ bú đúng tư thế, bú mẹ và bú bình theo hướng dẫn từ cán bộ y tế.
  • Cho trẻ bú đủ cữ, đúng lượng sữa, không ép con ăn quá no một lúc.
  • Nếu trẻ cần bú mẹ và bú sữa ngoài song song, mẹ cần chú ý cách cho con bú bình và cách pha sữa đúng.
  • Khi trẻ ăn no, cần bế đứng bé, vỗ ợ hơi và cho bé nằm nghỉ. Tránh bế xốc trẻ, đùa với trẻ ngay sau khi con vừa ăn no.
  • Massage quanh rốn trẻ nhẹ nhàng để giảm co bóp dạ dày, giúp trẻ nhuận tràng và hạn chế tình trạng nôn trớ. Thực hiện massage vùng bụng theo đường đi của khung đại tràng để tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ giảm chướng bụng, nôn trớ, đi ngoài đều đặn.
  • Tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, phòng nôn trớ cho trẻ, bảo vệ đường ruột của bé cũng như hỗ trợ tăng sức đề kháng hiệu quả.

Nên và không nên làm gì để phòng nôn trớ cho trẻ

Cho trẻ dùng men vi sinh đều đặn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng

Sau khi đọc xong bài viết sau, mẹ đã biết phải làm sao để xử lý nôn trớ cho bé cũng như cách phòng nôn trớ cho trẻ tại nhà rồi. Nếu mẹ thấy bé vẫn có tình trạng nôn trớ không khỏi hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì nên cho con đi khám sớm để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ