Chân tay miệng ảnh hưởng sức khoẻ của bé như thế nào?

Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm và dễ lây lan. Để tìm hiểu chân tay miệng ảnh hưởng sức khoẻ của bé như thế nào, bố mẹ hãy đọc ngay bài viết sau đây!

Chân tay miệng ảnh hưởng sức khoẻ của bé như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, đường lây qua đường tiêu hóa và do virus đường tiêu hóa gây ra, dễ lây lan thành dịch. Chân tay miệng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé khiến nhiều phụ huynh lo lắng, trong đó bệnh sẽ phát triển theo các cấp độ với các triệu chứng và cách điều trị khác nhau:

  • Bệnh cấp độ 1: Bệnh ở cấp độ 1 trẻ có dấu hiệu bị loét họng, nốt ban ở tay chân, dạng phỏng nước. Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 thường xuất hiện nốt ban ở tay, chân, mông, gối.

Chân tay miệng ảnh hưởng sức khoẻ của bé như thế nào?

Ở cấp độ nhẹ trẻ sẽ bị nổi ban ở tay, chân, mông, gối

  • Bệnh cấp độ 2: Bệnh ở cấp độ 2 có biến chứng về thần kinh như giật mình, run chi, nhịp tim nhanh, loạng choạng.
  • Bệnh cấp độ 3: Bệnh ở cấp độ 3 có biểu hiện viêm não, viêm cơ tim, có biến chứng hô hấp. Mức độ này trẻ có thể bị tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường có dấu hiệu sốt cao dao động từ 37-38.5 độ C, sốt không quá 2 ngày. Nếu thấy trẻ sốt cao trên 3 ngày, sốt trên 39 độ C thì nên cảnh giác trẻ có dấu hiệu bội nhiễm hoặc chuyển bệnh từ độ 1 lên độ 2. Với những biến chứng nguy hiểm như viêm não, liệt dây thần kinh sọ não, tăng huyết áp, viêm cơ tim, phù phổi, trụy mạch… bố mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách và điều trị sớm để tránh các biến chứng xảy ra, vì hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Cách xử lý khi trẻ bị bệnh chân tay miệng bố mẹ nên biết

Hiện nay không có phương pháp điều trị cụ thể khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, công tác xử lý chủ yếu để giải quyết các triệu chứng của bệnh. Với trẻ bị sốt và đau thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau có chứa acetaminophen hay ibuprofen. Điều quan trọng là bố mẹ cần thực hiện bù nước cho con để tránh xảy ra mất nước cũng như giữ vệ sinh vùng da bị bội nhiễm và các tổn thương, vệ sinh với dung dịch sát khuẩn hay nước muối sinh lý.

Chân tay miệng ảnh hưởng sức khoẻ của bé như thế nào?

Điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ chủ yếu là điều trị triệu chứng

Trẻ bị bệnh tay chân miệng rất dễ phát tán virus cho người xung quanh, bố mẹ cần cho con nghỉ học khoảng 10 ngày, hạn chế tiếp xúc với trẻ khỏe mạnh trong nhà để tránh lây nhiễm. Việc đề phòng dịch tay chân miệng do virus enterovirus 71 gây ra là đảm bảo vệ sinh khi cho trẻ ăn uống, vui chơi và sinh hoạt.

Với trẻ nhỏ đặc biệt là những bé tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng, bố mẹ cần tìm cách tăng cường sức đề kháng cho con để phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả. Hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, để trẻ được ngủ nghỉ đầy đủ và vận động thường xuyên. Đồng thời bố mẹ nên tìm kiếm và lựa chọn sử dụng thêm sản phẩm men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dùng men vi sinh đều đặn sẽ giúp trẻ ăn uống tốt hơn, hỗ trợ tăng cường hấp thu dinh dưỡng và nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên cho bé.

Chân tay miệng ảnh hưởng sức khoẻ của bé như thế nào?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Hầu hết các trường hợp trẻ bị bệnh tay chân miệng ở mức độ nhẹ và sẽ khỏi hẳn sau khi được chăm sóc kỹ lưỡng, tuy nhiên bố mẹ cũng cần lưu ý quan sát tình trạng sức khỏe của con, tránh khiến cho bệnh trở nặng và gặp các biến chứng nguy hiểm bởi thời gian đầu bệnh rất dễ nhầm lẫn với vấn đề tiêu hóa của trẻ. Giờ thì mẹ đã biết bệnh chân tay miệng ảnh hưởng sức khoẻ của bé như thế nào rồi. Chúc bé có sức khỏe tốt và phòng bệnh hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ