Chăm sóc đúng cách trẻ bị suy dinh dưỡng

Việt Nam thuộc một trong 16 nước có tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cao nhất trên thế giới, (theo Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em). Nếu không chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ dần bị nặng hơn với các biểu hiện thiếu hụt chất, kéo theo các vấn đề về phát triển thể chất lẫn trí tuệ, có thể nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp nhiễm khuẩn và viêm nhiễm kéo dài. Bài viết sau sẽ giúp mẹ hiểu cách chăm sóc đúng trong trường hợp con suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng do nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động từ bên trong và bên ngoài. Những sai lầm về phương pháp chăm sóc của cha mẹ cũng khiến con bị ảnh hưởng nhiều, ví dụ như:

  • Cai sữa cho bé quá sớm, bổ sung không đầy đủ dưỡng chất sau khi cai sữa
  • Phương pháp cho con ăn dặm không đúng, bé không đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể
  • Chế độ dành cho trẻ từ 1 tuổi đã biết đi và hoạt động bị thiếu hụt chất dinh dưỡng

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp, mắc giun, sán, tiêu chảy.. hệ tiêu hóa yếu hơn, hại khuẩn sinh sôi áp chế lợi khuẩn. Tình trạng này kéo dài, lâu ngày khiến cho bé biếng ăn, chán ăn và không hấp thu được dưỡng chất thức ăn nạp vào và gây ra tình trạng nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng.

Một số nguyên nhân khác cũng khiến bé bị suy dinh dưỡng như: gia đình đông con, không có đủ điều kiện chăm sóc trẻ, trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bẩm sinh trong bào thai hoặc bị dị tật từ khi còn trong bụng mẹ cũng có nguy cơ suy dinh dưỡng.

trẻ bị suy dinh dưỡng

Bé biếng ăn, chán ăn và lâu dần dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Với những bé bị suy dinh dưỡng, bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm trong phương pháp chăm sóc trẻ để bé khắc phục được tình trạng này. Một số điểm cần lưu ý như sau:

Vệ sinh ăn uống

  • Trẻ cần được “ăn chín, uống sôi”, thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh, mới nấu, không đun đi đun lại nhiều lần
  • Môi trường ăn uống sạch sẽ, không ăn ở nơi bụi bặm, ăn ngoài đường phố để hạn chế nguy cơ lây nhiễm nguồn bệnh từ bên ngoài như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm

Vệ sinh cá nhân

  • Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh thân thể cho bé, vệ sinh răng miệng sau khi ăn
  • Xây dựng thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cắt móng tay thường xuyên
  • Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt để tránh bị sâu răng, viêm lợi
  • Không cho bé mút tay, không đưa đồ chơi bẩn lên miệng để tránh bị giun sán

Tạo cho con cảm giác muốn ăn

  • Thường xuyên khuyến khích trẻ, tạo cảm giác vui vẻ khi ăn
  • Xây dựng thói quen ăn cùng gia đình, nói chuyện để tạo cho con sự thích thú với bữa ăn
  • Không quát nạt, dọa, mắng, ép con ăn để tránh gây áp lực tâm lý, khiến bé sợ ăn

Chăm sóc khi bé ốm

  • Nếu bệnh có biểu hiện nhẹ, tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp có thể xử lý bước đầu tại nhà
  • Cho bé bú mẹ thường xuyên, bù nước và điện giải cho con, cho con ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa
  • Không sử dụng kháng sinh tùy tiện mà không có chỉ định của bác sĩ

trẻ bị suy dinh dưỡng

Tạo môi trường ăn uống vui vẻ cùng cả gia đình

Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Để đảm bảo bé hấp thu được hết chất dinh dưỡng có trong các món ăn, mẹ cần chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đồng thời thực phẩm phải cung cấp nguồn năng lượng cao hơn so với bình thường. Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng cần có sự đa dạng để bé không bị chán, và phải cân đối giữa các nhóm chất.

  • Tăng lượng protein: Khi bé bị suy dinh dưỡng, bố mẹ cần nâng lượng protein cao hơn nhu cầu so với trẻ bình thường để phục hồi nhanh tình trạng của con. Chú ý tới nguyên tắc xây dụng chế độ ăn, với lượng calo/kg tăng dần từ 90-150 kcal/kg/ngày, lượng protein tăng từ 2gr/kg đến 5-7gr/kg/ngày. Ưu tiên sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua… hoặc xen lẫn protein từ thực vật như đậu, lạc, đỗ, vừng..
  • Tăng lượng dầu mỡ: Dầu mỡ mang đến nguồn năng lượng nhiều gấp đôi chất bột và chất đạm, vì vậy, bổ sung các món ăn nhiều dầu mỡ trong bữa ăn của bé cũng cần được cân nhắc.
  • Tăng cường chất xơ: Việc thêm các món ăn dầu mỡ cần đi kèm với những thực phẩm dồi dào chất xơ để hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của bé và giúp con không bị táo bón.
  • Bổ sung vitamin và chất khoáng: Mẹ có thể thêm vào thực đơn nhiều hoa quả tươi, chế biến cho bé dễ ăn, dễ uống để cơ thể hấp thụ được tốt hơn, giúp bé tăng cân đều.

trẻ bị suy dinh dưỡng

Cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng của bé theo thể trạng và nhu cầu cơ thể

Ngoài ra, bố mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ , hỗ trợ tiêu hóa để cơ thể có thể tổng hợp được các vitamin, acid amin khó hấp thu, đồng thời tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể, nâng cao miễn dịch đường ruột của trẻ. Các vi khuẩn có lợi sẽ cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, từ đó giúp bé ăn ngon hơn và hấp thu tốt hơn.

trẻ bị suy dinh dưỡng

Bổ sung lợi khuẩn để bé hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng

Với những trẻ bị suy dinh dưỡng lâu ngày, mẹ áp dụng các phương pháp trên không cải thiện, tốt nhất mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Bởi đó cũng có thể là biểu hiện trẻ có thể đang mắc phải một số bệnh lý gây cản trở hấp thu dưỡng chất cho cơ thể.

Chăm sóc đúng cách giúp trẻ bị suy dinh dưỡng nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe và cải thiện hệ tiêu hóa của bé, giúp con phát triển về thể chất và trí tuệ nhất là trong giai đoạn vàng. Bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin về cách chăm bé suy dinh dưỡng, hy vọng bố mẹ có thể áp dụng thành công.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ