Bé lười ăn hay ngậm phải làm sao để con không thiếu hụt dinh dưỡng?
Chán ăn, ăn ngậm là tình trạng chung của nhiều trẻ nhỏ, không chỉ kéo dài bữa ăn, làm cho cả bố mẹ và em bé mệt mỏi mà lâu dần còn ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, làm cho con bị thiếu hụt dinh dưỡng. Vậy mẹ phải làm sao khi thấy bé lười ăn hay ngậm?
Cách khắc phục tình trạng bé lười ăn hay ngậm hiệu quả
Khi thấy hiện tượng bé lười ăn hay ngậm, bố mẹ hãy thử áp dụng một số biện pháp dưới đây để kích thích giúp trẻ ăn ngon miệng hơn như sau:
Bỏ đói trẻ, sắp xếp các bữa ăn khoa học: Nhiều mẹ đã thử cách bỏ đói trẻ và thấy hiệu quả rõ ràng. Khi con ăn ngậm, việc dẹp bữa ăn đi và không bổ sung thêm gì sẽ khiến trẻ nhanh có cảm giác đói và hào hứng với bữa ăn hơn. Mẹ cũng nên điều chỉnh khoảng cách các bữa ăn không quá gần nhau để con tiêu hóa hết năng lượng nạp vào.
Bỏ đói trẻ biếng ăn, lười ăn và điều chỉnh khoảng cách các bữa ăn để con ăn tốt hơn
Tránh xa tivi, ipad, điện thoại: Hành động vừa cho trẻ ăn vừa xem tivi hay sử dụng các món đồ công nghệ không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con mà còn tạo ra thói quen xấu trong bữa ăn hàng ngày, khiến cho bé bị xao nhãng, mất tập trung và quên mất việc phải nhai nuốt. Bữa ăn dù hấp dẫn tới đâu cũng làm mất cảm giác ngon miệng.
Trang trí món ăn bắt mắt: Các món ăn thiếu hấp dẫn, nhàm chán là nguyên nhân khiến bé ăn ngậm hàng tiếng đồng hồ. Trẻ em dễ bị hấp dẫn bởi các món ăn nhiều màu sắc, bởi vậy, muốn con ăn nhiều hơn mẹ nên sắp xếp các món ăn thành hình thù ngộ nghĩnh, thu hút sự chú ý của bé.
Không thúc ép con ăn: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở các giai đoạn khác nhau sẽ có sự thay đổi khác nhau. Mẹ không nên thúc ép trẻ ăn nhiều làm cho bé sợ ăn, kén ăn và dẫn tới hiện tượng ngậm thức ăn thường xuyên hơn.
Không kéo dài thời gian ăn: Bữa ăn của con chỉ nên kéo dài trong khoảng 30 phút. Nếu con ăn không hết, mẹ nên dừng lại dọn đồ ăn đi dù thức ăn còn nhiều. Về lâu dài, trẻ sẽ học cách ăn nhanh để no lâu (vì ăn ít sẽ bị đói), khắc phục hiệu quả tình trạng ngậm thức ăn của bé.
Tăng cường men vi sinh: Men vi sinh có thành phần là các lợi khuẩn đường ruột, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa cho các bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy.. đồng thời giúp kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Mẹ sử dụng men lợi khuẩn đúng cách với loại men vi sinh phù hợp sẽ giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bé ăn tốt hơn và hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Men vi sinh của Anh Quốc giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé biếng ăn
Lưu ý xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ theo độ tuổi
Bé lười ăn hay ngậm có thể do bố mẹ sắp xếp thực đơn dinh dưỡng không phù hợp, thức ăn không đúng theo độ tuổi cũng là lý do làm cho trẻ chán ăn, ăn ngậm, kéo dài gây ra hiện tượng thiếu hụt vi chất. Mẹ nên tìm hiểu các nguyên tắc chung xây dựng thực đơn cho trẻ như sau:
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Giai đoạn này cần chế biến thức ăn từ lỏng sang đặc dần, chuyển từ mịn nhuyễn sang lợn cợn kết hợp với nhai thô và ăn dặm chỉ huy. Nhóm thực phẩm cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, trong đó tinh bột chiếm tỉ lệ lớn nhất. Mẹ vẫn cần duy trì cho con bú và cho con uống nước ngày từ 100-200ml.
Nấu các món ăn cho con phù hợp với độ tuổi của bé
Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Đây là giai đoạn mẹ cần lưu ý tăng cường vitamin và khoáng chất cho con với các thực phẩm tươi ngon. Bé sẽ bắt đầu nhai bằng răng nên các món ăn nên chế biến dạng thô để phù hợp với hoạt động nhai, nuốt. Thời điểm này dễ xảy ra hiện tượng bé lười ăn hay ngậm, chán ăn, mẹ nên bổ sung kẽm (thịt đỏ, hải sản, các loại hạt..) để con ăn ngon, ngủ tốt và phòng tránh các vấn đề tiêu hóa của trẻ.
Trẻ từ 2 – 3 tuổi: Trẻ đã có thể ăn cơm trong giai đoạn này. Bộ răng sữa của con dần hoàn thiện hơn nên thức ăn cần chế biến dạng thô, cân bằng các nhóm dinh dưỡng quan trọng. Bố mẹ cũng cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với bữa chính và bữa phụ xen kẽ nhằm tăng cường năng lượng kịp thời cho con.
Những thông tin trên đã giúp mẹ tìm hiểu các biện pháp khắc phục tình trạng bé lười ăn hay ngậm và tiết lộ cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn cho con theo độ tuổi phù hợp. Hy vọng trẻ sẽ cải thiện được sớm tình trạng ăn ngậm để phát triển chiều cao, cân nặng tốt hơn.