7 điều cần làm giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn ngậm hiệu quả

Một trong những vấn đề khiến nhiều phụ huynh có con nhỏ phải đau đầu là tình trạng trẻ ăn ngậm. Bố mẹ có biết nguyên nhân nào khiến trẻ ăn hay ngậm và làm sao để cải thiện tình trạng này không?

Nguyên nhân nào khiến bé hay ăn ngậm

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ăn ngậm. Bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân sớm để có hướng xử lý kịp thời hoặc đưa trẻ đi khám bác sĩ trong trường hợp cần thiết. Các nguyên nhân khiến trẻ ăn ngậm gồm có:

  • Trẻ bị các bệnh gây khó chịu trong người, làm cho con bị nuốt đau, khó nuốt. Một số bệnh đường ruột làm trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, khiến cho cơ thể bé mệt mỏi, không muốn ăn.
  • Thức ăn cho trẻ không phù hợp với độ tuổi của con hoặc không đúng sở thích khiến bé lười nhai nuốt.
  • Trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu hình thành thói quen lười nhai. Khi trẻ không chịu nhai, men tiêu hóa không được kích thích đủ làm cho con chán ăn, hay ngậm thức ăn trong miệng.
  • Trẻ không ăn một vài thức ăn đặc biệt nhưng mẹ không biết và vẫn cho bé ăn thường xuyên, khiến cho con ngậm.

7 điều cần làm giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn ngậm hiệu quả

Trẻ ăn ngậm có thể do con đang bị khó chịu trong người, hoặc do thức ăn không phù hợp

7 điều cần làm giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn ngậm hiệu quả

Để khắc phục tình trạng trẻ hay ngậm thức ăn, bố mẹ có thể áp dụng một số các biện pháp như sau:

Áp dụng cách “bỏ đói” trẻ

Hiện tượng trẻ hay ngậm thức ăn là do con không cảm thấy đói. Bố mẹ hãy “bỏ đói” trẻ để tới bữa tiếp theo con sẽ ăn ngon miệng và trân trọng thức ăn hơn. Nếu bé hay ngậm, mẹ hãy bỏ đói con từ 1-2 tiếng. Bên cạnh đó, trước các bữa chính mẹ không nên cho con ăn vặt, không ép trẻ ăn quá mức nhu cầu của con. Mẹ hãy điều chỉnh lịch ăn phù hợp để trẻ tiêu hóa hợp lý, với mỗi bữa ăn cách nhau từ 2-3 tiếng đồng hồ.

Đổi món và đa dạng thực đơn cho trẻ

Việc cho con ăn mãi một món sẽ gây ra nhàm chán, làm trẻ biếng ăn, chán ăn, hay ngậm. Lúc này mẹ cần thay đổi thực đơn cho con với đa dạng thực phẩm dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngoan, ăn ngon miệng hơn. Hãy chế biến các món ăn mới, trang trí đẹp mắt để kích thích trẻ ăn tốt hơn, hứng thú ăn uống hơn.

7 điều cần làm giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn ngậm hiệu quả

Trang trí các món ăn đẹp mắt kích thích bé muốn ăn và ăn ngon hơn

Cho trẻ ăn dặm theo đúng độ tuổi phù hợp

Ăn dặm quá sớm hay quá muộn cũng là nguyên nhân làm cho con hay ngậm đồ ăn. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên cho con ăn dặm với thực phẩm phù hợp, ăn đúng độ tuổi để con bớt lười ăn hơn, cụ thể:

  • Trẻ 5-6 tháng tuổi: Nên cho con ăn bột, thức ăn dạng nhuyễn như cháo, súp..
  • Trẻ 7-8 tháng tuổi: Thức ăn cần được ninh mềm, nhừ, nghiền sơ để trẻ ăn tốt hơn.
  • Trẻ 9-11 tháng tuổi: Thức ăn ninh mềm, không cần nghiền nát mà cắt to khoảng 1 đốt ngón tay để trẻ bốc và tập nhai.
  • Trẻ 12-15tháng tuổi: Mẹ chỉ cần nấu thức ăn mềm để con nhai dễ dàng.

Cho trẻ tham gia bữa ăn cùng gia đình

Trẻ hay ngậm thức ăn nên được cho ăn cùng gia đình. Lý do là bởi trẻ nhỏ có khả năng quan sát, bắt chước hành vi của người lớn, nếu mẹ cho con ăn cùng các thành viên trong gia đình sẽ khiến trẻ bắt chước các hành động lấy đồ ăn đưa lên miệng tốt hơn. Cho trẻ tham gia bữa ăn gia đình cũng khích lệ con ngồi ngoan, ăn uống nhai nuốt tốt.

7 điều cần làm giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn ngậm hiệu quả

Để trẻ tham gia bữa ăn gia đình là cách giúp con hứng thú ăn uống

Không cho trẻ vừa ăn vừa chơi

Thói quen xấu khiến trẻ ăn ngậm cũng có thể do chính bố mẹ. Khi cho trẻ ăn, nhiều phụ huynh hay đưa bé đi “dong” hay vừa cho con ăn vừa xem tivi, điện thoại. Điều này vô tình làm trẻ không tập trung ăn uống hay cảm nhận hương vị từ món ăn, dẫn tới biếng ăn, hay ngậm. Bố mẹ nên dừng ngay thói quen xấu này mà hãy thay đổi cách tương tác, kể chuyện, khen ngợi con khi bé nuốt nhanh.

Bên cạnh đó, mỗi bữa ăn chỉ nên giới hạn trong 30 phút. Nếu quá khoảng thời gian này mà trẻ vẫn chưa ăn hết thì mẹ nên dọn thức ăn cất đi. Lặp đi lặp lại hành động này giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống nhanh chóng hơn.

Không ép trẻ phải ăn hết khẩu phần

Nhiều mẹ muốn con tăng cân, cao lớn hơn nên hay chuẩn bị khẩu phần ăn quá nhiều, không phù hợp với nhu cầu của con, làm cho trẻ ăn rồi bỏ dở khi được nửa bát. Lúc này trẻ có thể lười nhai, phun thức ăn hoặc không nuốt xuống. Mẹ càng ép trẻ ăn sẽ khiến con càng c hán ăn hơn. Thay vì việc bắt ép trẻ ăn quá mức, mẹ hãy chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa để con ăn uống tốt hơn và đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

7 điều cần làm giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn ngậm hiệu quả

Cho trẻ ăn một lượng vừa đủ, không bắt con ăn nhiều quá mức

Kiểm tra xem trẻ có đang mắc bệnh gì không

Khi trẻ ngậm thức ăn, mẹ cũng cần cân nhắc xem trẻ có bị đau họng, loét miệng hay gặp các vấn đề làm cho con khó nuốt, hay ngậm không. Với những trường hợp này, bố mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện để sớm khắc phục tình trạng bệnh của con.

Với bé biếng ăn tiêu hóa kém, để giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tối ưu, ăn uống tiêu hóa tốt, bố mẹ có thể tăng cường thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỗi ngày với hàm lượng vừa đủ. Việc duy trì dùng men vi sinh sẽ giúp ổn định sức khỏe đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, trao đổi chất và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

7 điều cần làm giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn ngậm hiệu quả

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ biếng ăn

Những biện pháp được tiết lộ trong bài trên sẽ giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ ăn ngậm hiệu quả, giúp bé ăn uống tốt hơn và hấp thu dinh dưỡng tối ưu.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ