5 cách cải thiện trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh và khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng. Áp dụng 5 cách cải thiện trớ sữa ở trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn, hạn chế tình trạng nôn trớ của trẻ.

Nguyên nhân gây trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Mặc dù nôn trớ là hiện tượng bình thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và sẽ tự hết khi bé đã lớn hơn, vẫn có những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn khi con bị nôn trớ. Một số nguyên nhân gây trớ sữa ở trẻ sơ sinh gồm có:

  • Nôn trớ sinh lý: Do cấu trúc dạ dày nằm ngang, các cơ thắt tâm vị yếu khiến cho trẻ dễ bị nôn trớ ngay sau khi ăn hoặc bú mẹ. Mẹ cần tìm cách cải thiện trớ sữa ở trẻ sơ sinh bởi nếu con bị nôn trớ quá nhiều có thể dẫn khiến bệnh chuyển thành hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản
  • Cho bé bú quá nhiều: Nếu bố mẹ ép bé bú sẽ dễ khiến cho con no quá mức, gây ra hiện tượng nôn trớ và trẻ không thể hấp thu toàn bộ dinh dưỡng của bữa ăn.
  • Tư thế cho trẻ bú chưa đúng: Cho bé bú với tư thể đầu thấp hơn dạ dày, nằm bú, cho bú khi trẻ đang ngủ… đều là nguyên nhân gây ra tình trạng trớ sữa của trẻ sơ sinh, khi lượng sữa bé bú đi kèm với một lượng hơi mút vào khi bú không đúng tư thế
  • Trẻ bị thiếu canxi: Trẻ nôn trớ cùng với biểu hiện vặn mình, giật mình ban đêm có thể là do lượng canxi cung cấp không đủ.Tình trạng này kéo dài có thể khiến con bị còi xương, suy dinh dưỡng, thấp lùn
  • Bệnh lý khác: Nôn trớ còn là một trong những biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm của trẻ sơ sinh như hẹp tá tràng, hẹp thực quản, dị tật đường tiêu hóa hoặc lồng ruột, tắc ruột..

cải thiện trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ có thể bị trớ sữa bởi nguyên nhân sinh lý hay mắc các bệnh lý nguy hiểm

5 cách cải thiện trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Sau khi đã hiểu được nguyên nhân gây trớ sữa của bé, mẹ có thể áp dụng 5 cách cải thiện trớ sữa ở trẻ sơ sinh dưới đây để khắc phục tình trạng của con:

Chia nhỏ số lần cho bé bú trong ngày

Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ có thể chứa một lượng sữa hoặc thức ăn nhất định. Bố mẹ nên giảm bớt lượng sữa mỗi lần ăn của con và cho bé bú thành nhiều bữa trong ngày để con có thể tiêu hóa tốt hơn, đồng thời hạn chế tình trạng nôn trớ.

cải thiện trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Chia nhỏ lượng sữa cho bé bú mỗi lần để con tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn

Cho trẻ bú đúng tư thế

Với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, khi cho bé bú, mẹ nên ôm bé và đặt đầu vú sao cho bé có thể ngậm hết toàn bộ núm vú, đầu ở vị trí cao hơn dạ dày để tránh cho con không bị sặc, nôn trớ khi bú cũng như không nuốt nhiều không khí vào bụng. Với những trẻ bú bình, mẹ cần lưu ý cầm bình sữa sao cho phần cổ bình luôn ngập sữa.

Không đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn

Bởi cấu tạo dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang, vì vậy, bé cần được bế và vỗ ợ hơi từ 15-20 phút sau khi ăn no để lượng sữa xuống dạ dày hoàn toàn, cải thiện trớ sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Vỗ ợ hơi cũng là phương pháp đẩy khí dư thừa trong dạ dày của con, tăng cường tiêu hóa tốt hơn.

cải thiện trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Vỗ ợ hơi là phương pháp giảm nôn trớ hiệu quả sau khi trẻ ăn no

Sử dụng canxi cho trẻ sơ sinh

Nếu mẹ quan sát thấy trẻ có biểu hiện quấy khóc nhiều, giật mình, nôn trớ khi vặn mình thì cần đưa con đi khám để xác định xem con có bị thiếu canxi hay không. Tăng cường sử dụng canxi theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện tình trạng này của con.

Tăng cường tiêu hóa với men vi sinh 

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh là phương pháp giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường tiêu hóa được nhiều mẹ ưa thích sử dụng cho con mình. Khi bé được cung cấp thêm hàm lượng men vi sinh mỗi ngày, hệ vi sinh trong cơ thể trẻ sẽ được ổn định, trở về trạng thái cân bằng. Các chức năng tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tối ưu, giảm nôn trớ. Đây cũng là biện pháp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch an toàn và hiệu quả.

cải thiện trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh

Những cách cải thiện trớ sữa ở trẻ sơ sinh trên đây rất đơn giản, mẹ có thể áp dụng hàng ngày để khắc phục tình trạng nôn trớ của con. Tăng cường men vi sinh và điều chỉnh các thói quen chăm sóc bé là cách giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh mỗi ngày.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ