Trẻ sơ sinh khóc Colic bao lâu thì khỏi hẳn?

Khi nuôi con, chắc hẳn bố mẹ đã gặp tình trạng trẻ khóc dai dẳng, dỗ thế nào cũng không nín. Đây có thể là hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh thường gặp. Vậy trẻ sơ sinh khóc Colic bao lâu thì khỏi hẳn và cách khắc phục thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin về vấn đề này, bố mẹ hãy đọc để hiểu rõ hơn về tình trạng của bé.

Trẻ sơ sinh khóc Colic bao lâu thì khỏi hẳn?

Colic là tình trạng quấy khóc ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện khi bé được khoảng 2 tuần tuổi. Hầu hết trẻ sơ sinh khóc Colic thường khóc hơn 3 giờ đồng hồ ở cùng một thời điểm, ít nhất 3 ngày trong tuần và kéo dài ít nhất 3 tuần. Trẻ sơ sinh khóc dạ đề thường xảy ra bất ngờ vào buổi chiều muộn hay buổi tối. Thời gian trẻ ngưng khóc Colic sẽ khác nhau tùy từng bé, tuy nhiên Colic thường giảm sau khi bé được khoảng 3 tháng tuổi.

Hiện tượng trẻ khóc Colic không ảnh hưởng tới sức khỏe của con, tuy nhiên lại khiến bố mẹ mệt mỏi và bị áp lực trong việc chăm sóc trẻ. Bố mẹ cần có biện pháp xoa dịu bé và làm cho con giảm khóc hiệu quả hơn.

Trẻ sơ sinh khóc Colic bao lâu thì khỏi hẳn?

Cơn khóc Colic của trẻ sơ sinh thường giảm khi bé được 3 tháng tuổi

Cách khắc phục khóc tình trạng khóc Colic ở trẻ sơ sinh

Khi thấy trẻ có tình trạng khóc Colic, để giảm bớt sự quấy khóc của con, bố mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Ôm ấp và dỗ dành trẻ: Khi trẻ quấy khóc, bố mẹ đừng mất kiên nhẫn mà hãy nhẹ nhàng ôm con vào lòng, để bé cảm nhận được hơi ấm từ vòng tay mẹ và cảm thấy an toàn hơn. Mẹ cũng có thể hát ru con hoặc bật những bài hát với giai điệu nhẹ nhàng giúp bé dịu cơn khóc và nhanh chìm vào giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh khóc Colic bao lâu thì khỏi hẳn?

Ôm ấp và vỗ về nhẹ nhàng giúp trẻ bình tĩnh và giảm khóc hiệu quả

  • Massage bụng cho trẻ: Thực hiện massage bụng giúp trẻ thư giãn, giảm triệu chứng đầy hơi khó tiêu, giúp con thoải mái và ngủ ngon giấc. Bố mẹ hãy đặt con nằm ngửa trên giường, sử dụng đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để giảm cơn khóc của bé. Kể cả khi con không khóc Colic, biện pháp massage bụng cho bé cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, thúc đẩy nhu động ruột để bé đi ngoài tốt hơn.
  • Thay đổi chế độ ăn của mẹ nếu trẻ bú mẹ: Với những trẻ bú mẹ, mẹ hãy thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, loại bỏ các thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh ví dụ như các loại hạt, lúa mì, hải sản giáp xác như tôm, sò, cua.. Hãy ngưng từng nhóm thức ăn một và quan sát tình trạng của bé. Mẹ tuyệt đối không ngưng cho con bú bởi đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng với sự phát triển của bé.
  • Điều chỉnh tư thế cho bú và không ép trẻ bú khi con no: Mẹ nên để bé ngồi hoặc nằm trong tư thế thẳng người, bú xong thì vỗ ợ hơi cho trẻ để không làm bé đầy bụng khó tiêu. Hãy cho con bú đủ cữ, không cho con bú quá no để tránh bị trào ngược làm cho con mệt mỏi.
  • Tăng cường men vi sinh với trẻ quấy khóc do tiêu hóa kém: Trong những năm đầu đời, do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện nên bé dễ gặp phải các vấn đề như chướng bụng, đầy hơi khiến con khó chịu, quấy khóc. Lúc này các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa cho con. Các lợi khuẩn khi được bổ sung giúp cân bằng và ổn định hệ vi sinh đường ruột cũng như hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ ăn uống ngon hơn và phát triển tốt hơn.

Làm thế nào để biết trẻ có mắc hội chứng Colic không?

Men vi sinh của Anh Quốc hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh khóc Colic không phải tình trạng hiếm gặp, bố mẹ đừng quá lo lắng khi con khóc Colic mà cần giúp trẻ làm dịu cơn khóc, xoa dịu bé với những biện pháp như trên để trẻ bình tĩnh lại, tiến vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Cơn khóc Colic của trẻ sẽ chấm dứt khi bé lớn hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ