Cơn khóc Colic thường kéo dài trong bao lâu?

Cơn khóc Colic của trẻ là hiện tượng trẻ quấy khóc dữ dội thường xuất hiện vào các buổi chiều, tối hoặc đêm. Vậy tình trạng bé khóc Colic thường kéo dài bao lâu và cách khắc phục thế nào? Bố mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết thêm thông tin về hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh!

Nguyên nhân gây ra những cơn khóc Colic của trẻ

Mặc dù có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng nguyên nhân thực sự vì sao trẻ sơ sinh khóc dạ đề (Colic) lại chưa được làm sáng tỏ. Một số giả thuyết đưa ra để giải thích nguyên nhân trẻ khóc Colic gồm có:

  • Một số thực phẩm mẹ ăn vào trong quá trình cho con bú có thể gây dị ứng cho em bé bú mẹ, ví dụ các loại thực phẩm như bắp cải, súp lơ, hành, sữa bò, sô cô la..
  • Mẹ sử dụng những chất như nicotin, caffeine có thể gây ra tình trạng Colic cho bé bú mẹ.
  • Trẻ gặp một số vấn đề đường ruột như bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Trẻ chưa quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ trong những tháng đầu sau sinh.

Cơn khóc Colic thường kéo dài trong bao lâu?

Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc Colic chưa thực sự rõ ràng

Cơn khóc Colic của trẻ thường kéo dài trong bao lâu?

Có những trẻ sơ sinh phải trải qua những tháng đầu đời với cơn khóc dai dẳng kéo dài không thể giải thích rõ nguyên nhân. Triệu chứng trẻ khóc Colic thường gặp ở các bé từ 2 tuần tuổi tới 16 tuần tuổi, và cơn khóc kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ hoặc hơn, xảy ra vào chiều hay tối. Hội chứng Colic xay ra ở 1/3 số trẻ, gây ra những cơn đau co thắt, sau một vài tuần thì triệu chứng tự khỏi mà không cần điều trị gì.

Một số đặc điểm sau có thể cho bố mẹ biết con có thể đang bị Colic như:

  • Trẻ khóc đỏ mặt, mặt nhăn nhó khó chịu.
  • Trẻ có thể co chân lên trên khi đang khóc.
  • Trẻ khóc to, dữ dội và dai dẳng trong nhiều giờ đồng hồ.
  • Cơn đau của trẻ không giảm và tự hết sau khoảng 3 giờ hay lâu hơn.

Cơn khóc Colic thường kéo dài trong bao lâu?

Cơn khóc Colic của trẻ có thể kéo dài 3 giờ đồng hồ hay hơn

Bố mẹ cần làm gì khi thấy trẻ khóc do Colic?

Các dấu hiệu trẻ khóc dạ đề, khóc kéo dài ở trẻ sơ sinh thường khiến cho bố mẹ lo lắng, bối rối không biết phải làm sao. Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, trường hợp trẻ vẫn bú tốt, không bị giảm cân, vẫn phát triển bình thường thì bố mẹ cần giữ bình tĩnh, thoải mái và làm giảm sự khó chịu của bé với các biện pháp như sau:

  • Ôm trẻ vào lòng hay đặt con nằm cạnh mẹ để bé cảm nhận được nhịp tim, hơi ấm từ mẹ truyền sang, giúp con cảm thấy an toàn hơn.
  • Nhẹ nhàng hát ru trẻ với những bài hát nhẹ nhàng, hoặc bật cho con nghe tiếng ồn trắng.
  • Đặt trẻ nằm trong không gian êm ái, yên tĩnh, tạo cảm giác thoải mái khi bé ngủ.
  • Thường xuyên thực hiện các biện pháp massage toàn thân nhẹ nhàng, massage bụng cho trẻ với các loại tinh dầu thảo mộc để giúp trẻ thoải mái hơn.
  • Tránh làm cho tâm trạng mẹ căng thẳng và áp lực, nghĩ rằng nguyên nhân bé khóc do đói, cũng không nên cho con ăn quá no nếu trẻ có tính phản đối, bởi ăn quá no có thể làm cho con khóc vì đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Không tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Nhi.

Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên khiến cho trẻ dễ gặp phải các vấn đề hệ tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón.. làm cho trẻ quấy khóc nhiều và mệt mỏi. Với những trẻ tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng, bố mẹ nên sử dụng thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tăng cường hàm lượng lợi khuẩn dồi dào cho đường ruột,  giúp ổn định, cân bằng hệ vi sinh đường ruột để trẻ tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon hơn và có hệ miễn dịch tốt hơn.

Cơn khóc Colic thường kéo dài trong bao lâu?

Men vi sinh của Anh Quốc hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi thấy những cơn khóc Colic của trẻ, bố mẹ đừng quá lo lắng và bối rối mà hãy bình tĩnh, thực hiện ngay các biện pháp trên để giúp trẻ bình tĩnh, vào giấc sớm. Hy vọng bé sẽ phát triển tốt cũng như nhanh chóng hơn và vượt qua giai đoạn khóc Colic mệt mỏi này.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ