Trẻ sơ sinh bị phình bụng có nguy hiểm không?

Hiện tượng phình bụng ở trẻ sơ sinh có thể vì bệnh lý hoặc các nguyên nhân sinh lý. Trẻ sơ sinh bị phình bụng có nguy hiểm không? Tìm hiểu về hiện tượng phình bụng thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Như thế nào thì trẻ được xác định là bị phình bụng?

Khi nào thì chúng ta có thể xác định  trẻ sơ sinh bị phình bụng? Cho đến nay không có bất kỳ một định nghĩa chính xác nào về hiện tượng phình bụng ở trẻ sơ sinh. Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi ghi nhận được một số cách định nghĩa hiện tượng phình bụng ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Kích thước thực tế của bụng bị tăng cao bất thường
  • Chu vi bụng tăng lên được nhận biết qua đo lường
  • Trên cùng 1 mặt phẳng thành bụng nằm cao hơn so với mỏm mũi kiếm của xương ức ở trẻ sơ sinh đang nằm ngửa

Hiện tượng phình bụng ở trẻ sơ sinh có thể do các hiện tượng sinh lý bình thường hoặc do xuất hiện các vấn đề về sức khỏe, phổ biến nhất là các bệnh lý đường tiêu hóa.

Hiện tượng phình bụng ở trẻ sơ sinh có thể do các hiện tượng sinh lý bình thường hoặc do bệnh lý

Trẻ sơ sinh bị phình bụng có nguy hiểm không?

Hiện tượng phình bụng ở trẻ sơ sinh do bệnh lý có thể tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu là phình bụng do các nguyên nhân sinh lý lại không tạo ra bất kỳ một nguy hiểm nào tới sức khỏe và tính mạng của trẻ. Do đó cha mẹ cần nhận biết chính xác đâu là phình bụng sinh lý và đâu là phình bụng bệnh lý để có thể điều trị kịp thời.

Phình bụng do sinh lý

Phình bụng do sinh lý là tình trạng trẻ bị phùng to bụng và không kèm theo bất kỳ một dấu hiệu nào khác. Các nguyên nhân khiến trẻ bị phình bụng sinh lý bao gồm:

  • Trẻ bú no: Trẻ bị phình bụng do bú no là hiện tượng phổ biến nhất, đại đa số trẻ đều có kích thước bụng lớn hơn, mềm chứ không căng cứng sau khi bú no.
  • Cấu trúc ruột lớn hơn cơ thể quá nhiều: Thông thường ruột có chiều dài lớn hơn khá nhiều so với kích thước ổ bụng trẻ sơ sinh. sau khi trẻ phát triển chiều cao thì tình trạng phình bụng sẽ kết thúc vì chiều dài của ruột đã nhỏ hơn so với kích thước ổ bụng.

Trẻ bị phình bụng do bú no là hiện tượng phổ biến nhất

Phình bụng do bệnh lý

Đôi khi trẻ bị phình bụng không phải do hiện tượng sinh lý mà là dấu hiệu trẻ đã mắc một số bệnh đường tiêu hóa. Khi thấy bụng trẻ sơ sinh phình to kèm theo các dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiêu hóa cha mẹ cần chú ý để phát hiện đưa đi khám để được can thiệp kịp thời, tránh tạo ra di chứng đáng tiếc.

Các triệu chứng bệnh tiêu hóa phổ biến gồm có:

  • Nôn trớ, bụng săn chắc, da căng và đổi màu, không có tiếng ruột kết hợp với phình bụng thì cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám, xác định bệnh lý cụ thể.
  • Tim đập nhanh, rối loạn nhịp thở, thân nhiệt không ổn định kết hợp phình bụng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị nhiễm trùng.
  • Trẻ sơ sinh vài ngày tuổi chư từng đi ngoài kết hợp với phình bụng có thể do tắc ruột. Trẻ đã từng đi ngoài bị phình bụng kết hợp với không đi ngoài trong ít nhất 12 – 24 giờ có thể do trẻ sơ sinh bị táo bón.

Đối với trẻ sơ sinh bị phình bụng do táo bón cha mẹ có thể cải thiện và ngăn ngừa bằng cách cho uống men vi sinh

Đối với trẻ sơ sinh bị phình bụng do táo bón cha mẹ có thể cải thiện và ngăn ngừa bằng cách cho uống men vi sinh rất hiệu quả nhờ được tăng cường một lượng lớn lợi khuẩn giúp hệ vi sinh cân bằng. Nhờ đó hoạt động chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng được tăng cường, trẻ giảm nguy cơ táo bón gây phình bụng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ