Khi nào trẻ ăn được muối? Nhu cầu muối theo độ tuổi cho trẻ nhỏ?

Ở mỗi độ tuổi thì nhu cầu và khả năng thích ứng với thức ăn của trẻ sẽ có sự khác nhau, và cách nêm gia vị theo từng độ tuổi ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của con. Vậy khi nào trẻ ăn được muối và nhu cầu muối theo độ tuổi của bé như thế nào?

Việc nêm muối ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ?

Trong những năm đầu đời đặc biệt là thời gian trẻ dưới 1 tuổi, vị giác của bé chưa khó phân biệt được các vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng cũng như thận của con chưa phát triển hoàn toàn. Việc nêm muối nhiều quá mức không chỉ làm rối loạn vị giác của con, giảm khả năng hấp thu kẽm, khiến cho trẻ biếng ăn mà còn làm tăng áp lực lên thận, có khả năng dẫn tới các bệnh như cao huyết áp, suy thận, rối loạn nhịp tim, gây tổn thương não bộ… Bởi vậy, việc nêm muối, gia vị cho trẻ cần tuân thủ các nguyên tắc về liều lượng để không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Khi nào trẻ ăn được muối? Nhu cầu muối theo độ tuổi cho trẻ nhỏ?

Nêm muối hay gia vị vào món ăn của trẻ cần tuân thủ nguyên tắc về liều lượng

Giải đáp thắc mắc khi nào trẻ ăn được muối?

Khi nào trẻ ăn được muối là băn khoăn của nhiều mẹ để chế biến ra những món ngon hợp khẩu vị, tốt cho sức khỏe của con. Ở những bé mới ăn dặm thì con chưa phân biệt được thế nào là mặn, thế nào là nhạt, khẩu vị món ăn hoàn toàn dựa vào khẩu vị người lớn. Các mẹ cũng thường nghĩ rằng phải nêm thức ăn cho vừa miệng thì trẻ mới ăn ngon.

Tuy nhiên việc thêm muối vào đồ ăn của trẻ cần cẩn trọng bởi có thể ảnh hưởng tới chức năng thận của trẻ, dễ làm tổn thương não bộ cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tới sức khỏe. Nêm muối vào món ăn có thể tạo ra thói quen ăn nhiều muối của trẻ khi lớn lên, làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh huyết áp, tim mạch về sau.

Khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên nêm muối bởi các thực phẩm hàng ngày như sữa, trứng, rau, thịt tươi.. đã cung cấp đủ hàm lượng natri cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi. Mẹ chỉ nên bắt đầu nêm muối vào đồ ăn cho trẻ khi con đã được từ 1 tuổi trở lên.

Khi nào trẻ ăn được muối? Nhu cầu muối theo độ tuổi cho trẻ nhỏ?

Chỉ nên thêm muối vào món ăn khi trẻ được 1 tuổi trở lên

Tiết lộ nhu cầu muối theo độ tuổi cho trẻ nhỏ

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ cần bổ sung muối đúng cách và phù hợp cho bé, bởi Natri và Clo trong muối có vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch của cơ thể, ảnh hưởng tới sự tồn tại và hoạt động của tế bào, hoạt động chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Tùy vào từng giai đoạn mà nhu cầu muối của trẻ không giống nhau. Trong đó dinh dưỡng khuyến nghị về nhu cầu natri/muối cho trẻ được Bộ Y Tế phê duyệt như sau:

  • Trẻ từ 0-5 tháng tuổi: Cần 100mg natri/ngày, 0.3gr muối/ngày.
  • Trẻ từ 6-11 tháng tuổi: Cần 600mg natri/ngày, 1.5gr muối/ngày.
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: Cần ít hơn 900gr natri/ngày, 2.3gr muối/ngày.

Khi nào trẻ ăn được muối? Nhu cầu muối theo độ tuổi cho trẻ nhỏ?

Tùy vào từng giai đoạn phát triển khác nhau mà cơ thể trẻ cần bổ sung lượng muối khác nhau

Trong đó, nhu cầu cụ thể của bé được tính như sau:

  • Đối với trẻ 1-2 tuổi: Lượng muối cần tiêu thụ hàng ngày là một lượng rất ít, nếu tính cả muối trong các loại nước mắm, bột canh, hạt nêm, thực phẩm.. thì trẻ cần khoảng 2.3gr muối/ngày. Bố mẹ chế biến bữa ăn cho trẻ có thể sử dụng gia vị chứa natri nhưng với số lượng hợp lý (khoảng 1.5gr muối/ngày), bởi một phần nhu cầu của trẻ đã được cung cấp từ thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên: Trẻ có thể ăn cùng gia đình nhưng các món ăn cần được nấu nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn, tránh tình trạng hình thành thói quen ăn mặn và ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.

Trong quá trình tập cho trẻ ăn dặm, do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên rất dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, táo bón, đầy hơi,… khiến bé biếng ăn. Lúc này, bên cạnh thiết độ chế độ ăn đủ chất, bố mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ.

Khi nào trẻ ăn được muối? Nhu cầu muối theo độ tuổi cho trẻ nhỏ?

Men vi sinh dạng giọt chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Các lợi khuẩn khi được bổ sung giúp nhanh chóng tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, ổn định sức khỏe đường ruột cũng như phòng ngừa các bệnh lý hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi chướng bụng… trong thời gian con làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ, giúp hỗ trợ trẻ tăng cường sức đề kháng và phát triển tốt hơn.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên, mẹ đã biết khi nào trẻ ăn được muối và nhu cầu muối của bé thế nào để bổ sung cho hợp lý. Hãy duy trì cho con uống men vi sinh đều đặn để bé có hệ tiêu hóa tốt, từ đó tăng trưởng phát triển theo chuẩn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ