(Cẩm nang chăm bé) Khi trẻ không bú bình phải làm sao?

Hầu hết trẻ nhỏ đều trải qua giai đoạn bú bình khi lớn lên để phát triển toàn diện. Vậy khi trẻ không bú bình phải làm sao? Mẹ hãy theo dõi bài viết sau để biết những cách đơn giản, hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng lười bú bình của bé.

Nguyên nhân trẻ không chịu bú bình là gì?

Trước hết, mẹ cần tìm hiểu vì sao trẻ lười bú bình mới có cách khắc phục hiệu quả. Trẻ không chịu bú bình có thể do một số nguyên nhân như:

  • Trẻ đang ti mẹ chưa quen bú bình: Khi tiếp xúc với cơ thể mẹ, trẻ sẽ tiết ra hormone hạnh phúc – oxytocin, giúp bé cảm thấy an toàn và dễ chịu, điều này làm cho con thích ti mẹ hơn. Bên cạnh đó, núm ti bình sữa cứng hơn ti mẹ nhiều, trẻ không dễ bị đánh lừa và không tiếp nhận bú bình.

(Cẩm nang chăm bé) Khi trẻ không bú bình phải làm sao?

Trẻ không chịu bú bình có thể do núm ti bình sữa cứng, không mềm và dễ chịu như ti mẹ

  • Trẻ chưa đói: Khi trẻ đang no và chưa có nhu cầu muốn ăn tiếp, bé sẽ từ chối tất cả nguồn thức ăn đưa vào kể cả bú mẹ hay dùng bình sữa.
  • Nhiệt độ bình sữa: Trẻ thích bú mẹ trực tiếp vì sữa ấm truyền từ cơ thể mẹ, khi chuyển qua bú bình bé có dấu hiệu không muốn ăn.
  • Bình sữa không phù hợp: Do núm vú quá to, bị tắc, chảy ít sữa khiến cho trẻ khó bú và chán ghét bình sữa.
  • Trẻ không tập trung: Không gian xung quanh thu hút trẻ, làm cho con tò mò, dễ bị phân tâm trong quá trình bú.
  • Trẻ bị bệnh: Khi trẻ mắc một số bệnh như trẻ bị bệnh đường tiêu hóa, trẻ mọc răng cũng là nguyên nhân khiến con quấy khóc và không chịu bú bình.

Khi trẻ không bú bình phải làm sao? Cách xử lý bố mẹ nên biết

Nhiều bố mẹ rất lo lắng không biết khi trẻ không bú bình phải làm sao? Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

Chuyển từ bú mẹ sang bú bình từ từ

Mẹ cần cho con làm quen với bình sữa trước khi chuyển hẳn sang dùng bình sữa thay vì ti mẹ. Hãy hút sữa mẹ vào bình, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ sữa ở mức khoảng 37-40 độ C gần giống với nhiệt độ của sữa mẹ. Mẹ hãy cho bé bú bình và bú mẹ xen kẽ các bữa, tập cho con thói quen dùng bình để con bú được cả bình sữa và ti mẹ.

(Cẩm nang chăm bé) Khi trẻ không bú bình phải làm sao?

Cho con làm quen dần với việc bú bình bằng sữa mẹ và tập cho con bú xen kẽ

Thử cho trẻ bú bình ngay khi bé vừa thức dậy

Trẻ mới thức dậy sẽ đói và cần nạp năng lượng sau giấc ngủ dài, bé sẽ muốn được bú luôn. Lúc này nếu mẹ cho con bú bình thì khả năng tiếp nhận bình sữa của trẻ sẽ cao hơn. Khi bé vừa thức dậy và còn hơi buồn ngủ, mẹ có thể cho con bú bình để tránh bé quấy khóc, tập bú bình sẽ dễ dàng hơn.

Mẹ cần rời xa bé khi cho bé tập bú bình

Việc rời xa bé khi tập cho con bú bình là điều nên làm, bởi khi có mẹ ở bên, bé sẽ thích gần mẹ và ti mẹ hơn. Nếu không có mẹ bên cạnh, trẻ sẽ nhận thức được không có nguồn thức ăn của mình ở đây và tiếp nhận bú sữa bằng bình. Mẹ có thể cho bố hoặc bà cho con ti bình, còn mẹ thì tránh mặt không cho bé thấy.

Thay đổi sang loại bình sữa và núm vú khác cho bé

Khi trẻ không bú bình phải làm sao? Cần xem xét kỹ vấn đề có phải ở bình sữa và núm vú hay không. Mẹ có thể tìm mua loại bình sữa và núm vú phù hợp với độ tuổi của con, hoặc chọn sản phẩm thích hợp với các mẹo sau:

  • Chọn núm vú dài và thẳng, phẳng, mềm để trẻ ngậm như đang bú mẹ.
  • Chọn loại núm vú với tốc độ chảy chậm đến nhanh dần, sau đó tìm ra loại núm vú bé thích nhất cho con dùng.
  • Tốt nhất nên lựa chọn núm vú sillicone cho bé lười bú bình vì núm vú cao su cứng hơn trẻ không thích.

(Cẩm nang chăm bé) Khi trẻ không bú bình phải làm sao?

Chọn loại bình sữa và núm vú phù hợp với lứa tuổi của bé

Cho trẻ bú bình khi bé trong trạng thái đói

Mẹ hãy cho con tập bú bình khi bé đói, lúc này, bé sẽ có các biểu hiện dễ nhận biết như:

  • Trẻ quấy khóc không thể dỗ được nhưng chỉ dừng lại khi được cho ăn.
  • Trẻ sơ sinh thường liếm môi, mút chân tay, quay đầu qua lại.
  • Trẻ trên 6 tháng uổi khi đói sẽ có các tín hiệu từ tay hoặc miệng báo cho mẹ biết con đang đói như đưa tay ra lấy đồ ăn, miệng phập phồng..

Khi thấy trẻ đói, mẹ nên cho con bú bình ngay. Nếu bé không tiếp nhận thì nên chờ khoảng 5 phút rồi cho bé bú lần 2. Nếu bé vấn không bú bình thì đợi 10 phút và cho bé bú lần 3. Nếu trẻ vẫn không bú thì thời gian đợi kéo dài từ 2-3 tiếng rồi mẹ cho con bú lại. Lặp lại các bước trên nếu trẻ vẫn không chịu bú.

Sử dụng men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa

Tìm cách cải thiện tình trạng lười bú bình của bé là rất cần thiết, tuy nhiên mẹ cũng nên kết hợp các biện pháp tăng cường sức khỏe đường ruột cho con. Việc bổ sung men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh là biện pháp bảo vệ sức khỏe đường ruột cho trẻ hiệu quả, kích thích bé ăn ngon hơn, bú tốt hơn. Hãy duy trì dùng men vi sinh cho trẻ trong khoảng 3 tháng để giúp bé tiêu hóa tốt và hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể.

(Cẩm nang chăm bé) Khi trẻ không bú bình phải làm sao?

Hỗ trợ hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ với men vi sinh

Với những thông tin được chia sẻ trên đây, hy vọng mẹ đã biết cách giải quyết khi trẻ không bú bình phải làm sao rồi. Hãy kiên trì tập cho con bú bình như các cách trên để bé làm quen với bình sữa tốt hơn và bú đều đặn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ