Xử lý trẻ nôn trớ sữa mẹ như thế nào cho đúng?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ là hiện tượng phổ biến nhất trong những tuần đầu sau sinh. Nếu trẻ bị ọc sữa 1 đến 2 lần thì không sao nhưng nếu trẻ thường xuyên bị tình trạng này thì đây lại được xem là hiện tượng liên quan đến 1 số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể trẻ. Vậy, mẹ xử lý trẻ nôn trớ sữa mẹ như thế nào cho đúng?

Nguyên nhân trẻ nôn trớ sữa mẹ là gì?

Xử lý trẻ nôn trớ sữa mẹ như thế nào cho đúng?

Nguyên nhân trẻ nôn trớ sữa mẹ là gì?

Không giống như người trưởng thành, trẻ sơ sinh có thể nôn thành nhiều lần trong ngày; mỗi lần có thể nôn một ít sữa hoặc phần lớn lượng sữa vừa được bú. Một số trẻ sẽ nôn trớ nhiều hơn các trẻ khác, vì các nguyên nhân sau:

Sai lầm trong việc cho trẻ bú sữa và chăm sóc

  • Không ít những người làm mẹ vẫn quan niệm rằng, cho trẻ bú sữa càng nhiều thì càng tốt nên đôi khi ép trẻ bú quá no. Việc này không chỉ khiến cho trẻ cảm thấy no tức khó chịu mà còn tăng cao nguy cơ trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày.
  • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế hoặc bú bình không đúng cách dẫn đến việc trẻ phải nuốt hơi nhiều vào khi bú; sau đó là đầy hơi và nôn ra ngoài.
  • Thói quen đặt trẻ nằm ngay sau khi bú cũng là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Nhiều người cho biết, nếu sau khi cho bú đặt trẻ dựa vào ngực mẹ và vỗ lưng cho trẻ ợ thì sẽ không bị nôn trớ.

Trẻ bị mắc một số bệnh về nội khoa

Nếu bé nhà bạn mắc một trong số các bệnh dưới đây sẽ khiến bé nôn trớ sữa mẹ:

  • Các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn (chậm) nhu động ruột.
  • Bệnh viêm đường hô hấp trên.
  • Nhiễm trùng thần kinh (viêm màng não mủ).
  • Chứng tăng áp lực nội sọ do giảm tỷ lệ Prothrombin gây xuất huyết não.
  • Trẻ bị mắc hội chứng sinh dục thượng thận.
  • Rối loạn thần kinh hoặc co thắt môn vị.

Trẻ bị mắc một số bệnh về ngoại khoa

  • Nôn trớ do trẻ bị các dị tật về đường tiêu hóa như: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản, thoát vị hoành…Trong trường hợp này, trẻ sẽ bị nôn trớ thường xuyên ngay sau khi chào đời.
  • Trẻ bị nôn trớ do tắc ruột hoặc xoắn ruột, thường được biểu hiện bởi việc nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí tiểu, bí đại tiện, đi ngoài lẫn máu và dịch dạ dày có màu nâu đen.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nôn trớ thường xuyên kèm các biểu hiện bất thường về sức khỏe như sụt cân, quấy khóc, mệt mỏi,…. tốt nhất ba mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe và tránh các biến chứng khôn lường ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Xử lý trẻ nôn trớ sữa mẹ như thế nào cho đúng?

Xử lý trẻ nôn trớ sữa mẹ như thế nào cho đúng?

Xử lý trẻ nôn trớ sữa mẹ như thế nào cho đúng?

Khi trẻ nôn trớ sữa mẹ sinh lý, mẹ có thể nhanh chóng xử lý cho con theo cách sau tại nhà như:

  • Cách 1: Mẹ lấy một chiếc khăn xô sạch phủ lên phần vai của mẹ, sau đó bế bé kiểu bế vác dựng bé lên sao cho đầu bé dựa vào một bên vai của mẹ. Một tay mẹ giữ bé còn tay còn lại mẹ chụm 5 ngón tay lại rồi vỗ nhẹ nhàng nửa lưng phía trên của bé từ dưới lên hoặc xoa lưng trẻ theo vòng tròn đến khi nghe tiếng ợ của bé thì dừng.
  • Cách 2: Để một chiếc khăn khô sạch lên đùi của mẹ rồi cho bé ngồi vào lòng mẹ theo tư thế mặt quay vào trong và lưng quay ra ngoài, thân của bé áp vào phần ngực của mẹ. Một tay mẹ giữ lấy đầu và ngực của bé, tay còn lại cũng làm thao tác như cách một xoa lưng hoặc vỗ từ dưới lên nhẹ hàng. Khi vỗ mẹ nên để bé ngồi hơi chếch nghiêng về phía trước để bé dễ ợ hơi hơn.
  • Cách 3: Đặt bé nằm sấp xuống theo cánh tay của mẹ, nhớ giữ cho đầu của bé cao hơn phần ngực rồi sử dụng lòng bàn tay mẹ xoa theo hình tròn lên phần lưng của bé. Hoặc mẹ có thể ngồi và cho bé nằm sấp lên trên sao cho bụng bé ở một chân và đầu bé nằm trên một chân rồi tiến hành vỗ hoặc xoa lưng như các bước cách trên để giúp trẻ ợ hơi
  • Cách 4: Đối với trẻ nhỏ đã cứng cổ mẹ có thể vỗ ợ hơi cho bé bằng cách đưng bế bé trước ngực và quay theo hướng mặt quay ra ngoài. Một tay mẹ đỡ dưới phần mông của bé và sử dụng tay còn lại ôm vòng qua bụng của bé để tạo ra một áp lực nhẹ. Mẹ đi lại nhẹ nhàng quanh nhà kết hợp với việc tạo áp lực từ tay tới bụng của bé nhẹ nhàng để hơi có trong dạ dày có thể thoát ra.

Thời gian cho một lần vỗ ợ hơi cho bé thông thường từ 10- 15 phút, nếu hết thời gian này trẻ vẫn chưa ợ hơi được mẹ có thể đổi kiểu vỗ ợ hơi cho trẻ. Khi bé ợ hơi một số trường hợp có kèm theo một chút sữa trớ ra ngoài là do sữa ra theo khí trong dạ này nên là hiện tượng hết sức bình thường, mẹ chỉ cần lau sạch miệng cho bé là được.

Mặc dù nôn trớ là hiện tượng tự nhiên, không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhưng nếu nôn trớ quá nhiều cũng khiến trẻ không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, làm bé bị chậm lớn, kém phát triển. Chính vì vậy, nhiều bố mẹ lựa chọn kết hợp sử dụng thêm các loại men lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ.

Xử lý trẻ nôn trớ sữa mẹ như thế nào cho đúng?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kết hợp dùng men vi sinh cho trẻ sơ sinh tiêu hóa kém sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn, thiết lập lại trạng thái ổn định của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ. Nhờ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa của các con nhanh chóng, hoàn thiện cấu tạo và chức năng, giảm thiểu nguy cơ trẻ bị nôn trớ sữa mẹ hiệu quả cũng như các vấn đề tiêu hóa khác như tiêu chảy, táo bón…

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ