Vì sao trẻ sơ sinh đi phân có bọt? Làm thế nào để cải thiện?
Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên bé rất dễ gặp phải các vấn đề đường ruột, trong đó hiện tượng đi ngoài phân bọt làm cho nhiều phụ huynh lo lắng. Bài sau sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu vì sao trẻ sơ sinh đi phân có bọt và cách cải thiện hiệu quả cho trẻ.
Vì sao trẻ sơ sinh đi phân có bọt?
Trẻ sơ sinh bình thường sau khi bú mẹ hoặc uống sữa sẽ đi ngoài sau khoảng một vài giờ, đi trung bình 5-7 lần/ngày và phân của trẻ thường có màu vàng sậm, hơi sệt. Có nhiều trường hợp bố mẹ thắc mắc vì sao trẻ sơ sinh đi phân có bọt khi thấy bé bị đi phân lỏng, đi ngoài nhiều lần. Thông thường tình trạng này không nghiêm trọng và trẻ sẽ tự hết sau khoảng 1-2 ngày.
Trẻ sơ sinh có hiện tượng đi ngoài phân có bọt có thể do bé bị nhiễm khuẩn đường ruột
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Các chức năng đường ruột và cơ quan hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, do đó trẻ có thể bị tiêu chảy, đi ngoài phân bọt, rối loạn tiêu hóa kể cả khi bé bú mẹ hoàn toàn.
Hội chứng kém hấp thu:Nhiều trẻ bị hội chứng kém hấp thu với sữa mẹ và các loại sữa công thức khiến cơ thể không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng bị đào thải ra bên ngoài làm phân trẻ bị loãng hơn, xuất hiện bọt.
Nhiễm khuẩn đường ruột: Trẻ cũng có thể bị đi ngoài phân bọt nếu bị nhiễm khuẩn đường ruột, bởi các vi khuẩn gây bệnh như Shigella, Salmonella, Campylobacter, E.Coli xâm nhập gây ra. Bố mẹ cần lưu ý cẩn thận nếu ngoài dấu hiệu trẻ đi ngoài phân bọt, con còn có thể bị biến chứng nặng với các dấu hiệu như sốt cao, nôn ói kéo dài, chuột rút..
Dị ứng sữa:Trẻ sơ sinh bị dị ứng protein trong sữa cũng có thể đi ngoài phân bọt kèm theo tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết tiêu hóa..
Các nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác do vấn đề vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng thiếu cân bằng..
Làm thế nào để cải thiện tình trạng đi ngoài phân bọt của trẻ
Hầu hết trẻ sơ sinh bị đi ngoài phân bọt không kéo dài, bệnh sẽ hết dần sau 1-2 ngày. Dù vậy, bố mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc trẻ và kiểm tra lại nguyên nhân gây bệnh, đồng thời thực hiện một số cách sau giúp con mau khỏi:
Cho trẻ bú và nghỉ ngơi nhiều hơn: Nếu trẻ bị đi ngoài phân bọt nhưng số lần đi không quá nhiều, cân nặng tăng đều thì nên theo dõi tiếp bởi đây là dấu hiệu lành tính do rối loạn tiêu hóa, có thể biến mất sau một thời gian.
Cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng và cung cấp năng lượng cho bé
Kiểm tra lại khẩu phần ăn của trẻ: Với những bé bú sữa công thức, cần kiểm tra lại khẩu phần sữa của con đã đủ dinh dưỡng, đã cân bằng chưa. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, các mẹ nên xem lại chế độ ăn của bản thân.
Kiểm tra lại vấn đề vệ sinh thực phẩm: Vệ sinh thực phẩm không tốt có thể gây nhiễm khuẩn tiêu hóa, khiến trẻ đi ngoài phân bọt, tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu.. Mẹ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ nếu con đã ăn dặm, xem lại vệ sinh bình sữa, núm ti của trẻ cũng như cần rửa tay thật sạch khi chăm sóc trẻ ăn uống..
Bổ sung men vi sinh: Sử dụng kết hợp probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ cung cấp một hàm lượng dồi dào các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, bảo vệ bé khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp ổn định và cân bằng hệ vi sinh, giảm nhanh tình trạng đi ngoài phân bọt do rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa. Bố mẹ nên cho trẻ dùng men vi sinh thường xuyên, đều đặn khi bé đi ngoài phân bọt để giúp con mau khỏi.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Với những thông tin cung cấp trong bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã biết vì sao trẻ sơ sinh đi phân có bọt cũng như cách khắc phục cho con thế nào rồi. Chúc bé sớm khỏi và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, con phát triển tốt, tăng cân theo chuẩn.