Vì sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ? Cách khắc phục hiệu quả

Theo các chuyên gia, nôn trớ là tình trạng thường gặp ở các em bé sơ sinh, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy vì sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ và cải thiện thế nào hiệu quả mẹ đã biết chưa? 

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ?

Khi tìm hiểu về hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn trớ, người ta thường chia làm hai nguyên nhân chính. Đó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc là tín hiệu thông báo bé đang mắc một bệnh lý nào đó. Cụ thể như sau:

Trẻ sơ sinh nôn trớ do ba mẹ chăm sóc sai cách

Vì sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ? Cách khắc phục hiệu quả

Trẻ sơ sinh nôn trớ do sai lầm về ăn uống và chăm sóc của các bậc phụ huynh

Trên thực tế, có rất nhiều em bé gặp phải tình trạng nôn trớ do cách chăm sóc và chế độ ăn uống chưa hợp lý như:

  • Mẹ cho bé bú quá nhiều hoặc bú quá no, ép bú quá mức khiến con nôn trớ do hệ tiêu hóa còn yếu nên hoạt động chưa hiệu quả.
  • Mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế, bú bình sai cách dẫn đến tình trạng nuốt nhiều không khí vào dạ dày cũng khiến cho trẻ bị trớ sữa.
  • Bố mẹ đặt bé nằm ngay sau khi ăn no hoặc quấn khăn, mặc quần áo quá chật.

Trẻ bị nôn trớ do mắc bệnh lý

Vì sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ? Cách khắc phục hiệu quả

Trẻ bị nôn trớ do mắc bệnh lý

Đối với một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị nôn trớ là do cơ thể con đang có vấn đề, khả năng cao là trẻ nhỏ đang mắc một bệnh lý nào đó. Các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao để đưa bé đi khám kịp thời.  Cụ thể hơn, khi trẻ nôn trớ quá nhiều thì nghi ngờ trẻ có thể đã mắc phải 1 số bệnh lý sau: 

  • Bệnh lý đường ruột: tiêu chảy, viêm đường ruột,… 
  • Bệnh lý đường hô hấp.
  • Dị tật bẩm sinh đường tiêu.
  • Các bệnh lý đường tiêu hóa như: xoắn ruột, lồng ruột, tắc ruột….
  • Rối loạn thần kinh thực vật làm co thắt môn vị.
  • Bệnh lý: viêm màng não, tăng áp lực nội sọ…
  • Hội chứng sinh dục thượng thận,… 

Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị nôn trớ hiệu quả

Cho bé bú đúng cách

Vì sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ? Cách khắc phục hiệu quả

Cho bé bú đúng cách

Với những trẻ bú mẹ thì khi mới bắt đầu bú, mẹ nên cho bé bú bên trái trước rồi mới chuyển bé sang bú bên phải. Vì lúc này dạ dày của bé đã chứa nhiều sữa, bé cần nằm nghiêng trái để sữa dễ dàng lưu giữ trong dạ dày, hạn chế trào ngược ra ngoài.

Với những bé bú bình thì mẹ nên giữ để núm bình luôn đầy sữa, tránh để bình hở khiến bé nuốt phải nhiều không khí gây đầy bụng.

Nới lỏng quần áo, tã khi cho bé 

Vì sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ? Cách khắc phục hiệu quả

Nới lỏng quần áo, tã khi cho bé 

Quấn tã, mặc quần áo hoặc đóng bỉm quá chật cũng là nguyên nhân khiến bé nôn trớ. Bởi thành bụng và dạ dày của bé bị chèn ép. Vì vậy, mẹ nên cho bé mặc đồ càng thoáng càng tốt và nên nới lỏng hơn khu vực quanh bụng cho bé nhé!

Bế bé sơ sinh đúng tư thế

Khi bé bú xong, bé cần được bế cao đầu trong khoảng 15-20 phút kết hợp với vỗ ợ hơi, rồi mới đặt cho bé nằm. Mẹ nên cho bé nằm nghiêng sang bên trái, đảm bảo đầu bé cao hơn thân người. Đây là cách đẩy khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ mạnh.

Cho bé uống bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

Vì sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ? Cách khắc phục hiệu quả

Uống bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

Đây có thể được coi là một trong những cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn mà bố mẹ có thể áp dụng tại nhà. 

Phương pháp bổ sung men vi sinh cho trẻ hay nôn trớ này giúp hệ vi sinh đường ruột của con được cân bằng, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, các lợi khuẩn cũng ức chế và kìm hãm ảnh hưởng của hại khuẩn. Từ đó ngăn không cho hại khuẩn gây bệnh, ngăn nguy cơ trẻ bị ọe, trớ, nôn, ọc sữa do tiêu chảy hoặc một số bệnh đường tiêu hóa khác… hiệu quả.

Vỗ ợ hơi cho bé để cải thiện nôn trớ

Vỗ ợ hơi cho bé để cải thiện nôn trớ

Với những trường hợp trẻ sơ sinh sặc sữa, khi đó trẻ sẽ bị nôn, ho sặc sụa, tím tái, người mềm nhũn hoặc co cứng, có thể thở nấc hoặc ngừng thở thì ngay lập tức mẹ cần thực hiện động tác sau:

  • Vỗ lưng: Đặt trẻ nằm sấp đầu, tiếp đến mẹ đỡ đầu trẻ nghiêng mặt vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng 2 bả vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước. Ngay sau khi vỗ xong, cần lật trẻ ngược lại xem trẻ đã tự thở được chưa, da đã hồng hơn chưa. Nếu trẻ chưa hồi phục, tiến hành ấn ngực.
  • Ấn ngực: Mẹ cần giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, sau đó dùng ngón 2 và 3 tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 dưới xương ức. Khoảng 1 đốt ngón tay ngay dưới đường nối 2 núm vú. Ấn  1 lần/giây và ấn 5 lần liên tiếp nhau. Nếu trẻ vẫn chưa hồi phục thì tiếp tục vỗ lưng – ấn ngực cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.

Hi vọng những thông tin hữu ích trong bài đã giúp mẹ hiểu hơn về các nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ và cách cải thiện hiệu quả. Chúc ba mẹ sớm thực hiện thành công!

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ