Vì sao trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ? Cách xử trí trẻ nôn trớ?

Trẻ bị nôn trớ là tình trạng phổ biến trong giai đoạn 0 – 3 tuổi. Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn, bé thường gặp vấn đề ở hệ tiêu hóa và mắc các bệnh do vi sinh vật có hại gây nên, trong đó có nôn trớ. Vì sao trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ? Cách xử trí trẻ nôn trớ như thế nào tốt nhất?

Nguyên nhân trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ, trong đó phổ biến phải kể tới:

Các yếu tố sinh lý

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhưng vẫn tăng cân đúng tiêu chuẩn, không hay quấy khóc là hiện tượng bình thường, hoàn toàn lành tính. Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nôn trớ giai đoạn này là dạ dày có thể tích nhỏ, vẫn đang nằm ngang và chưa có độ cong cần thiết. Các van dạ dày cũng chưa hoạt động đồng bộ khiến bé bị nôn trớ.

Thông thường trẻ sẽ hết bị nôn trớ sinh lý sau khi tròn 1 tuổi, những trẻ chậm hơn cũng sẽ hết nôn trớ sinh lý trước 1 tuổi rưỡi.

Chăm sóc không đúng cách

Bé được chăm sóc sai cách cũng là nguyên nhân gây nôn trớ rất phổ biến. Cụ thể như:

  • Trẻ bị ép ăn quá no
  • Trẻ bị đặt nằm xuống ngay sau khi bú
  • Trẻ mắc chứng bất dung nạp lactose hay dị ứng đạm sữa bò uống loại sữa công thức không phù hợp
  • Mẹ pha sữa không đúng cách
  • Mẹ cho bé ngậm bình sữa và vú giả
  • Trẻ bắt đầu sử dụng một loại thực phẩm mới

Các yếu tố bệnh lý

Trẻ nôn trớ thường xuyên cũng có thể do mắc những bệnh lý dưới đây:

  • Các bệnh lý nội khoa: Khi mắc các bệnh do nhiễm trùng như viêm đường hô hấp trên, tiêu chảy, chậm nhu động ruột,trào ngược dạ dày thực quản,… trẻ cũng có dấu hiệu bị nôn trớ. Các bệnh co thắt môn vị, hội chứng sinh dục thượng thận, xuất huyết não do giảm tỷ Prothrongbin, viêm màng não mủ,… cũng khiến trẻ dễ bị nôn trớ.
  • Các bệnh lý ngoại khoa: Trẻ bị dị tật đường tiêu hóa như teo thực quản, thoát vị hoành, hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh,… khiến trẻ bị nôn trớ ngay từ những ngày đầu mới sinh và tần suất nôn trớ tăng dần. Các bệnh xoắn ruột, tắc ruột,… cũng gây nôn trớ và khiến trẻ bị chướng bụng, đi ngoài phân có lẫn máu, bí trung và đại tiện, nhiễm trùng toàn thân,…

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ? Cách xử trí trẻ nôn trớ?

Trẻ bị nôn trớ mỗi lúc một nhiều hoặc đi kèm sốt, tiêu chảy, biếng ăn, chậm lớn,… cần được đưa đi khám để xác định chính xác bệnh lý

Cách xử trí trẻ nôn trớ hiệu quả

Khi thấy trẻ bị nôn trớ cha mẹ cần chú ý theo dõi quá trình nôn, chất nôn và biểu hiện của bé để có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin chi tiết khi cần. Đồng thời cha mẹ cũng có thể can thiệp, xử lý kịp thời, hạn chế nguy hiểm cho bé khi bị nôn trớ.

Cách xử lý trẻ nôn trớ cụ thể với mỗi trường hợp như sau:

Cách xử trí khi trẻ nôn trớ 

  • Ngay khi phát hiện trẻ bị nôn trớ cha mẹ cần cho con nằm đầu nghiêng về một bên để bé không bị sặc chất nôn trớ.
  • Làm sạch chất nôn trong khoang miệng và mũi của bé bằng một chiếc khăn sạch, mềm.
  • Khum bàn tay lại rồi nhẹ nhàng vỗ lên 2 bên lưng để trấn an, vỗ về trẻ. Cách làm này cũng giúp trẻ nôn hết dị vật còn sót trong đường hô hấp ra.
  • Lấy nước ấm lau sạch cơ thể cho bé, đặc biệt là ở những chỗ bị dính chất nôn. Đồng thời thay quần áo sạch cho bé cảm thấy dễ chịu hơn và loại bỏ toàn bộ mùi hôi của chất nôn trớ dính trên quần áo.
  • Cho bé uống nước ấm hoặc dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Dùng một chiếc thìa nhỏ bón nước/oresol cho trẻ hoặc mẹ cũng có thể cho con uống thật chậm nước/oresol bằng bình sữa.
  • Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo.

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ? Cách xử trí trẻ nôn trớ?

Cho bé uống nước ấm hoặc dung dịch oresol để bù nước và điện giải

Cách xử trí trẻ nôn trớ bị sặc

Khi trẻ bị sặc chất nôn trớ mẹ không được dùng tay moi chất nôn ra mà nên tống dị vật ra bằng cách sử dụng nghiệm pháp Heimlich. Dưới đây là những cách xử trí trẻ nôn trớ khi bị sặc:

a/ Phương pháp Heimlich vỗ lưng

  • Dùng một tay đỡ trẻ nằm sấp lên
  • Dùng bàn tay đỡ phần đầu sao cho cổ thấp hơn thân
  • Lấy bàn tay còn lại vỗ lên lưng trẻ (khu vực giữa 2 bả vai) 5 lần

b/ Phương pháp Heimlich vỗ ngực

  • Một tay đỡ trẻ nằm ngửa trên cánh tay, dùng bàn tay để đỡ đầu cho bé sao cho cổ và đầu thấp hơn thân của bé.
  • Nếu mũi, họng của bé có sữa trào ra cần hút sạch.
  • Lấy 2 ngón của bàn tay còn lại ấn mạnh 5 lần vào khu vực giữa ức dưới.
  • Có thể sử dụng kết hợp phương pháp Heimlich vỗ lưng và Heimlich vỗ ngực.

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ? Cách xử trí trẻ nôn trớ?

Sơ cứu cho trẻ nôn trớ bị sặc để lấy hết dị vật trong đường thở, giúp bé không bị ngạt thở, ngưng thở có thể gây nguy hiểm tính mạng

c/ Làm sạch đường thở cho bé

Hút mũi miệng để lấy hết dị vật, chất nôn trớ còn đọng trong đường thở của bé. Nếu nhà có dụng cụ hút mũi thì dùng để hút mũi cho trẻ. Nếu gia đình không có dụng cụ hút mũi thì trực tiếp dùng miệng hút mũi, họng cho bé. Khi thấy bé có dấu hiệu hồi phục thì đưa con các các cơ sở y tế để kiểm tra lại.

Chăm sóc trẻ bị nôn trớ đúng cách tại nhà

Khi chăm sóc trẻ bị nôn trớ cha mẹ cần chú ý:

  • Cho bé bú đầu cao một góc 30 độ so với mặt phẳng nằm ngang, mặt đối diện với bầu vú. Sau đó mẹ giúp bé ngậm bắt vú đúng cách, miệng ngậm kín núm vú/bình sữa. Đồng thời mẹ cần cho bé bú thành nhiều lần và không ép bé bú nhiều, quá no. Nhờ đó có thể ngăn trẻ không nuốt không khí vào bụng và không bị chướng bụng, đầy hơi gây nôn trớ khi ăn quá no.

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ? Cách xử trí trẻ nôn trớ?

Các tư thế cho con bú đúng

  • Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi bú mà cần bế trẻ thêm khoảng 15 – 20 phút, sau đó vỗ ợ hơi cho trẻ
  • Không quấn tã quá chặt hay cho bé mặc quần áo chật khiến thành bụng bị chèn ép gây chướng bụng, nôn trớ.
  • Với trẻ tiêu hóa kém, thường xuyên nôn trớ, mẹ có thể kết hợp bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho con. Sử dụng men lợi khuẩn đúng cách giúp bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào cho cơ thể, giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng. Điều này tạo tiền đề giúp con tiêu hóa ổn định, hỗ trợ quá trình hoàn thiện của hệ tiêu hóa và miễn dịch.

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ? Cách xử trí trẻ nôn trớ?

Trẻ sơ sinh uống men vi sinh có thể hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Khi cho trẻ bị nôn trớ uống men vi sinh mẹ cần lưu ý chọn sản phẩm chính hãng, được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành. Ngoài ra mẹ cũng cần cho bé uống men vi sinh đúng liều lượng bác sĩ chỉ định trong ít nhất 12 ngày đến 3 tháng mới đảm bảo và duy trì được hiệu quả bổ sung lợi khuẩn cho bé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ