Vì sao trẻ bị bụng đầy hơi khó đi ngoài?

Trẻ bị đầy bụng khó đi ngoài là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hoá. Tình trạng này kéo dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Vậy, vì sao trẻ bị bụng đầy hơi khó đi ngoài?

Vì sao trẻ bị bụng đầy hơi khó đi ngoài?

Vì sao trẻ bị bụng đầy hơi khó đi ngoài?

Vì sao trẻ bị bụng đầy hơi khó đi ngoài?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị bụng đầy hơi khó đi ngoài, trong đó phải kể đến những lý do sau đây:

  • Mẹ ăn phải thức ăn gây đầy hơi: Ở giai đoạn sơ sinh, thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ. Nếu mẹ ăn phải những thực phẩm gây đầy hơi thì trẻ cũng có thể bị đầy bụng, khó tiêu khiến trẻ sơ sinh khó đi ngoài. Chẳng hạn như rau cải, các loại đậu, súp lơ xanh, quả bơ, đào, lê…
  • Hệ tiêu hóa quá tải đường lactose: Một số em bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức bị đầy hơi là do cơ thể trẻ không tiết ra đủ lượng enzyme lactase để tiêu hóa được lượng đường lactose trong sữa.
  • Sử dụng kháng sinh: Sau mỗi đợt dùng thuốc kháng sinh, trẻ đều có dấu hiệu ăn uống không ngon miệng, đầy bụng. Nguyên nhân là kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng cũng đồng thời tiêu diệt lợi khuẩn có trong đường tiêu hóa của trẻ.
  • Trẻ ăn thức ăn không phù hợp độ tuổi: Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm, trẻ ăn phải những loại thức ăn mà hệ tiêu hóa chưa tiêu hóa được sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn lên men, gây ra tình trạng đầy bụng ăn không tiêu ở trẻ sơ sinh.
  • Các cữ ăn, bú của trẻ quá gần nhau: Dạ dày của trẻ nhỏ, mỗi cữ ăn hay bú trẻ cần có khoảng thời gian để tiêu hóa và hấp thụ. Nếu các bữa ăn của trẻ quá gần nhau sẽ khiến bé dễ bị nôn trớ, thức ăn chưa kịp tiêu hóa bị đẩy xuống đường ruột sinh ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Trẻ không tiêu hóa được protein trong sữa: Khi hệ tiêu hóa của trẻ không thể tiêu hóa được hết những loại protein có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, sữa tươi cũng sinh ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Cải thiện trẻ bị bụng đầy hơi khó đi ngoài bằng cách nào?

Chườm ấm bụng cho con thường xuyên

Vì sao trẻ bị bụng đầy hơi khó đi ngoài?

Chườm ấm bụng cho con thường xuyên

Nếu trẻ đầy bụng khó đi ngoài thì mẹ có thể dùng cách chườm ấm bụng cho bé để xử lý. Mẹ hãy sử dụng khăn ấm hoặc những vật dụng đựng nước ấm để chườm bụng cho bé. Khi thực hiện cách này, mẹ cần phải cẩn thận, chú ý không dùng nước quá nóng sẽ khiến trẻ bị bỏng, gây nguy hiểm. 

Massage bụng con nhẹ nhàng

Massage bụng cho bé thường xuyên là cách khắc phục chứng đầy bụng khó đi ngoài và tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ hiệu quả được nhiều bố mẹ áp dụng. Thực hiện các động tác vuốt ve, massage ở vùng bụng và lưng trẻ để lưu thông, giảm đầy hơi, cải thiện khó đi ngoài, trẻ nhỏ bị táo bón… khiến bé yêu có cảm giác dễ chịu.

Tuy nhiên, không nên thực hiện thao tác này khi trẻ vừa mới ăn xong hoặc ăn no mẹ nhé.

Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của con

Vì sao trẻ bị bụng đầy hơi khó đi ngoài?

Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của con

Nếu mẹ cho bé ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, khó tiêu thì bé dễ bị đầy bụng và xì hơi nặng mùi. Vì vậy, nếu thấy con mình xì hơi nhiều thì mẹ nên kiểm tra lại thực đơn ăn uống của mình và điều chỉnh sao cho tốt với bé nhất. 

Theo đó, mẹ nên tránh cho các thực phẩm gây khó tiêu ở trẻ như: Đồ ăn ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn; chất ngọt nhân tạo, thức ăn bị ôi thiu và nhiễm khuẩn; cà phê, trà đặc, khoai tây, ngô, lúa mì, hành tây, đậu lăng, bắp cải, củ cải, ớt xanh, cần tây,….

Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé bằng việc bổ sung men vi sinh

Vì sao trẻ bị bụng đầy hơi khó đi ngoài?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng của trẻ

Để giữ cho hệ vi sinh đường ruột của con được ổn định, nhiều ba mẹ hiện nay lựa chọn kết hợp dùng men vi sinh cho trẻ bị táo bón. Việc tăng cường lợi khuẩn qua các chế phẩm men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường đề kháng hiệu quả cho trẻ.

Cụ thể, khi các lợi khuẩn được bổ sung, chúng giúp nhanh chóng tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, duy trì chức năng đường ruột giúp các bé đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, các lợi khuẩn còn giúp kìm hãm và ức chế các hại khuẩn gây bệnh trong đường ruột. Nhờ đó phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ như: táo bón, tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng, xì hơi khó đi ngoài… Đồng thời, lợi khuẩn còn hỗ trợ kích thích sản sinh kháng thể giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho bé.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ