Vì sao trẻ ăn ngậm? Làm thế nào để loại bỏ thói quen ăn ngậm ở trẻ?

Trẻ ăn ngậm, biếng ăn làm cho bữa ăn kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con, khiến cho bé bị sâu răng cũng như thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển cơ thể. Mẹ có biết vì sao trẻ ăn ngậm và làm thế nào để loại bỏ thói quen xấu này của bé không?

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ ăn ngậm? 

Bố mẹ thường băn khoăn không biết vì sao trẻ ăn ngậm, có phải đây là do thói quen chăm sóc con chưa đúng cách hay do bé bị các bệnh lý khác gây nên. Câu trả lời là cả hai, trẻ có tình trạng ăn ngậm là do:

  • Bố mẹ không tập cho con ăn các món ăn thô khi con ăn dặm, bởi vậy khi đút đồ ăn lợn cợn một chút là bé không biết cách xử lý và chỉ ngậm thức ăn.
  • Cho trẻ ăn rong, xem tivi hay điện thoại quá nhiều làm trẻ mất tập trung, mải chơi và quên mất việc phải nhai nuốt thức ăn, tới khi bố mẹ nhắc trẻ mới cố nuốt.

Vì sao trẻ ăn ngậm? Làm thế nào để loại bỏ thói quen ăn ngậm ở trẻ?

Xem điện thoại, tivi khi ăn làm cho trẻ xao nhãng và có tình trạng ăn ngậm

  • Trẻ chán ăn, không muốn ăn nhưng lại bị ép ăn nên sẽ có hành động phản kháng bằng cách ngậm thức ăn. Khi bé phải ăn đồ ăn quá nhiều ngày liên tục chỉ cùng một loại thức ăn sẽ gây ra nhàm chán không muốn ăn.
  • Trẻ có thể bị các bệnh răng miệng, đau răng, đau họng hay có vấn đề sức khỏe nên con bị ngậm thức ăn.
  • Trẻ bị các bệnh viêm đường hô hấp gây mệt mỏi, khó nuốt, khó ăn hay trẻ bị bệnh đường tiêu hóa với các dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu và không muốn ăn.

Nếu bố mẹ không kịp thời điều sinh hoạt và cách ăn của trẻ sẽ làm cho con có tình trạng ngậm thức ăn thường xuyên hơn, thậm chí về sau uống sữa cũng ngậm.

Làm thế nào để loại bỏ thói quen ăn ngậm ở trẻ?

Để loại bỏ thói quen ăn ngậm của trẻ, mẹ có thể áp dụng ngay các biện pháp sau đây, hỗ trợ bé ăn uống và tiêu hóa hiệu quả hơn:

  • Nếu trẻ ăn ngậm do gặp các bệnh lý như đau răng, đau họng.. thì bố mẹ nên hỗ trợ trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng khi điều trị bệnh cho con như uống sữa, sinh tố, dùng súp, cháo loãng. Trẻ sẽ không bị áp lực và ăn uống nhẹ nhàng hơn.

Vì sao trẻ ăn ngậm? Làm thế nào để loại bỏ thói quen ăn ngậm ở trẻ?

Tập cho trẻ ăn thô đúng độ tuổi để tránh tình trạng ngậm thức ăn, không biết nhai

  • Trường hợp bố mẹ chưa cho con tập ăn thô thì nên cho con ăn theo công thức 2 4 6 8, trước khi tăng một cấp độ thô thì nên cho vào trước đó 2 phần của cấp độ thô tiếp theo và tăng dần lên 4 phần, 6 phần, 8 phần để bé làm quen dần. Ví dụ cho trẻ ăn cháo vỡ với 2 phần cháo thô, hoặc 2 phần cơm nát rồi tăng lên.
  • Với các em bé được bố mẹ tập ăn dặm từ đầu thì việc tập ăn thô sẽ đơn giản hơn, tuy nhiên những bạn lớn hơn khoảng 2 tuổi thì bố mẹ cần kiên trì với con vì thói quen không ăn thô đã kéo dài lâu và cần thời gian sửa đổi.
  • Cho trẻ ăn uống tập trung vào bữa ăn, không xem điện thoại hay các thiết bị điện tử khác. Khi trẻ buồn chán và ăn ngậm, bố mẹ hãy để con “được đói”. Đến khi thật sự đói con sẽ ăn. Bằng cách giảm bớt các bữa ăn vặt của trẻ và tập trung vào bữa chính, bé sẽ ăn uống hiệu quả hơn.
  • Tăng cường men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là biện pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn để thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả, bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ để ổn định hệ vi sinh, phòng ngừa các bệnh đường ruột cũng như giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn.

Vì sao trẻ ăn ngậm? Làm thế nào để loại bỏ thói quen ăn ngậm ở trẻ?

Bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn hàng ngày hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé biếng ăn

Hiểu rõ các nguyên nhân vì sao trẻ ăn ngậm giúp bố mẹ tìm ra các biện pháp khắc phục nhanh chóng, để bé được ăn uống tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, tạo điều kiện cho con phát triển tốt toàn diện về mọi mặt.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ