Ngủ hay khóc đêm là triệu chứng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết khi nào trẻ khóc đêm là dấu hiệu bất thường. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ 6 tháng hay khóc đêm và các cách khắc phục để chăm sóc bé tốt hơn.
Tìm hiểu vì sao trẻ 6 tháng hay khóc đêm?
Trong khoảng thời gian trẻ mới chào đời cho tới 8 tuần tuổi thì hiện tượng khóc đêm thường xuyên xảy ra, là mốc đánh dấu sự phát triển của em bé trong tháng đầu sau sinh. Trẻ hay quấy đêm sẽ giảm dần khi con được 4 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, trẻ 6 tháng hay khóc đêm có thể do các bất thường sinh lý hay bé bị bệnh nào đó như:
Thiếu vi chất khiến trẻ hay khóc đêm:Thiếu hụt vi chất là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, mệt mỏi, biếng ăn. Sức khỏe của bé không đảm bảo làm cho con trằn trọc, ngủ không ngon giấc, ngủ chập chờn và làm bé hay khóc đêm hơn. Thiếu canxi làm chận dẫn truyền thần kinh trung ương, ức chế giấc ngủ làm cho con hay giật mình và quấy khóc, trong khi thiếu kẽm làm cho bé hay trở mình thức giấc ban đêm..
Trẻ khóc đêm có thể do con đang bị thiếu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển
Nghẹt mũi:Trẻ nhỏ hay gặp các vấn đề về hệ hô hấp như viêm mũi họng, nghẹt mũi. Trẻ thở bằng miệng, gây khô họng, ho và khó chịu, quấy khóc nhiều hơn. Nếu mẹ giữ ẩm và làm sạch khoang mũi cho trẻ mà vẫn thấy bé quấy khóc không ngừng thì cần cho con đi khám để điều trị các bệnh mũi họng.
Mọc răng:Thời điểm 5 tháng tuổi nhiều bé đã có hiện tượng mọc răng. Mọc răng có thể làm cho con bị đau nướu, đôi khi bị sốt, trẻ quấy khóc về đêm vì đau và khó chịu. Mẹ hãy kiểm tra thân nhiệt của bé, chườm lạnh để giảm cảm giác bị đau, giúp cho con bớt đau, ngủ sâu hơn và không quấy khóc.
Ở một số trường hợp trẻ 6 tháng hay khóc đêm do con bị bệnh lý nào đó, trẻ bị bệnh đường tiêu hóa hay gặp các vấn đề sức khỏe, bố mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để kiểm tra toàn diện, chi tiết hơn.
Cách khắc phục tình trạng trẻ 6 tháng tuổi khóc đêm
Trẻ không chịu ngủ, quấy khóc, thường xuyên giật mình, ngủ không đủ giấc.. tất cả những điều này sẽ dẫn tới nguy cơ con dễ bị nhiễm khuẩn, chậm phát triển chiều cao, cân nặng. Để khắc phục tình trạng trẻ hay quấy khóc ban đêm, mẹ cần lưu ý:
Cho con bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời và tốt nhất nên kéo dài tới 18-24 tháng tuổi, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho em bé, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển tốt.
Vỗ về, âu yếm trẻ và cho con bú mẹ để bé bình tĩnh lại, duy trì cho con bú tới 18-24 tháng tuổi
Không vỗ lưng khi thấy con bị giật mình hay cho bú mà cần dỗ dành, cho trẻ bú khi bé bật khóc to, cử động mạnh nhằm an ủi, vỗ về trẻ nín khóc nhanh.
Không đắp nhiều chăn cho trẻ để tránh làm cho con toát mồ hôi, dễ bị cảm lạnh.
Không để đèn quá sáng khi trẻ ngủ và để con ngủ trong môi trường yên tĩnh, tránh làm bé giật mình thức giấc.
Tăng cường vitamin D và canxi cho con để tránh còi xương, suy dinh dưỡng. Còi xương cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bé khóc đêm.
Bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ có biểu hiện tiêu hoá kém. Việc sử dụng men lợi khuẩn đúng cách sẽ giúp ổn định sức khỏe đường ruột, cân bằng tỉ lệ lợi khuẩn – hại khuẩn để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, hỗ trợ tăng cường tiêu hoá phòng tránh nhiều bệnh lý hệ tiêu hóa khiến trẻ khó chịu và khóc đêm. Duy trì dùng men vi sinh sẽ giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên của trẻ hiệu quả.
Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con với men vi sinh
Trong giai đoạn trẻ 6 tháng hay khóc đêm, mẹ cần phân biệt được bé khóc đêm do sinh lý hay bệnh lý. Nếu con vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Nếu trẻ khóc đêm bất thường kèm theo biếng ăn, vã mồ hôi nhất là mồ hôi trộm thì mẹ cần đưa con đi khám sớm, không được chủ quan để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.