Trẻ nhỏ thường quấy khóc khó ngủ, kéo theo sức khỏe của các mẹ cũng giảm sút vì mệt mỏi, đau đầu lo lắng không biết con có bị mắc bệnh gì không. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé quấy khóc khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Vậy những nguyên nhân đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ hầu hết cả ngày lẫn đêm từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi. Bé thường ngủ khoảng 8-9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Bé chỉ dậy bú sau khi ngủ vài tiếng vì đói (cứ 2-3 tiếng lại bú một lần). Đối với những tình trạng đặc biệt như trẻ sinh non, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản thì bé sẽ phải bú thường xuyên hơn.
Khi mới ra khỏi môi trường trong bụng mẹ, bé chưa thể phân biệt được ngày và đêm. Vì vậy, nhiều em bé có thói quen ban ngày ngủ, ban đêm quấy khóc. Trẻ có thể thức khuya hoặc ngủ ngay sau khi thức dậy… nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong vài tuần thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu diễn ra thường xuyên, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và những người xung quanh.
Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh khoảng 8-9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến bé khó ngủ hay ngủ không sâu, trong đó phổ biến phải kể tới:
Bé đói
Chắc bạn cũng biết dạ dày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn khá non yếu, tương đối nhỏ nên không chứa được nhiều thức ăn. Chính vì vậy, trẻ chỉ ăn được nhiều bữa nhỏ trong ngày và rất nhanh mau đói. Khi ngủ, bé sẽ khó chịu, ngủ không sâu giấc, dễ bị giật mình thức dậy vì đói.
Tã ướt
Tã quá ẩm ướt do nước tiểu hoặc phân sẽ có thể khiến bé khó chịu và không thoải mái. Vì vậy, giấc ngủ của con cũng sẽ bị gián đoạn. Bố mẹ tốt nhất nên thay tã cho con từ 2 – 3 h/ lần.
Tã ướt cũng có thể là nguyên nhân khiến bó khó chịu, làm gián đoạn giấc ngủ của con
Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh
Ánh sáng và tiếng ồn chính là “thủ phạm” ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, khi bé ngủ, bố mẹ cần giữ không gian yên tĩnh, thoải mái, có ánh sáng phù hợp.
Trẻ bị bệnh
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn khá non nớt nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi hoặc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, chướng bụng, khó tiêu,… khiến trẻ mệt mỏi, trẻ quấy khóc bỏ bú, khó ngủ.
Đặc biệt, khi trẻ bị trào ngược dạ dày, trẻ thường có xu hướng nôn trớ do rối loạn tiêu hóa và quấy khóc về đêm. Do đó, giấc ngủ của trẻ không liền mạch.
Cho trẻ ăn no trước khi ngủ
Cho trẻ ăn no để bé dễ đi ngủ hơn.
Khi bụng no, bé sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu sau hơn 3 tiếng bé ngủ ngon và không tỉnh giấc, mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức bé dậy và bắt đầu cho bé bú.
Đắp chăn mỏng cho bé
Khi cho trẻ ngủ mẹ nên đắp chăn mỏng cho bé. Nếu trời lạnh, mẹ có thể đắp chăn dày hơn. Nếu thời tiết nóng, mẹ chỉ nên đắp một chiếc chăn mỏng lên bụng bé. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và ngủ sâu giấc hơn.
Tạo cảm giác thoải mái cho bé
Tiếng nhạc du dương sẽ khiến bé làm dịu tâm trạng của trẻ, giúp con thoải mái dễ đi vào giấc ngủ hơn. Vì vậy, trước khi đi ngủ, mẹ có thể hát ru cho trẻ nghe. Điều này sẽ giúp con bạn cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn.
Nhiệt độ phòng ngủ phù hợp
Là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, nhiệt độ phòng lý tưởng là 25 – 27 độ C, vì vậy cha mẹ cần duy trì nhiệt độ phòng phù hợp để giúp bé không bị quá nóng hoặc quá lạnh nhé!
Cho con uống men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa
Men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Kết hợp men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe cho bé. Bởi trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải các bệnh liên quan đến đường ruột do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cả về cấu trúc lẫn chức năng. Điều này khiến cơ thể bé khó chịu, mệt mỏi, trẻ chướng bụng, nôn trớ, táo bón,… làm bé quấy khóc vào ban đêm, ngủ không sâu giấc.
Men vi sinh giúp bổ sung hàm lượng lớn lợi khuẩn, đảm bảo cân bằng hệ vi sinh, ổn định đường ruột và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa tối ưu cho bé.