Vì sao bé bú mẹ bị tiêu chảy? Những điều mẹ cần chú ý khi chăm trẻ?

Một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ nhỏ là tiêu chảy. Tiêu chảy có thể gặp ở bất kì lứa tuổi này kể cả giai đoạn bé bú mẹ hoàn toàn. Mẹ đã biết vì sao bé bú mẹ bị tiêu chảy? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ một số nguyên nhân và những điều cần chú ý khi chăm bé tiêu chảy. Nhờ đó giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và khắc phục tình trạng tiêu chảy.

Nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ. Biểu hiện gồm: đi ngoài phân lỏng, tóe nước, mùi chua với tần suất trên 3 lần mỗi ngày. Một số dấu hiệu kèm theo có thể gặp là nôn trớ, đau bụng, quấy khóc, phân lẫn nhầy máu…

Đối với trẻ sơ sinh, tần suất đi ngoài bình thường của trẻ có thể trên 3 lần mỗi ngày. Điều này là bình thường nếu tính chất phân của trẻ không có dấu hiệu bất thường. Trẻ bú mẹ thậm chí có thể đi ngoài ngay sau mỗi lần bú.

Vì sao bé bú mẹ bị tiêu chảy

Vì sao bé bú mẹ bị tiêu chảy? Những điều mẹ cần chú ý khi chăm trẻ?

Bé bú mẹ bị tiêu chảy có thể do rất nhiều nguyên nhân. Thực tế, tùy vào từng giai đoạn mà có những nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy thường gặp đó là:

Giai đoạn bé bú mẹ hoàn toàn

  •  Bé bú nhiều sữa đầu

Trong khi thành phần sữa mẹ khác nhau ở thời điểm bú đầu và cuối. Sữa đầu chứa nhiều đường, ít béo. Càng về sau, chất béo trong sữa mẹ càng tăng. Do đó nếu bú nhiều sữa đầu do thói quen cho bé ngậm vú để dỗ của mẹ, bé có thể bú ít chất béo, và nhiều đường. Điều này làm giảm lượng chất béo trẻ cần cho sự phát triển. Đồng thời lượng đường nhiều gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến bé bú mẹ bị tiêu chảy.

  • Nguyên nhân tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Ngày nay việc sử dụng máy hút sữa để có lượng sữa dự trữ là điều mà nhiều ba mẹ sử dụng. Cũng bởi nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khiến con không ngậm được đầu ti. Điển hình như đầu ti mẹ bị tụt, đầu ti to khiến trẻ không ngậm bắt được, làm trẻ phải bú mẹ gián tiếp qua bình. Khi trẻ bú bình, do việc vệ sinh không tốt dụng cụ vắt sữa, dụng cụ đựng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn. Điều này làm tăng nguy cơ trẻ bị tiêu chảy.

  • Trẻ dị ứng với thực phẩm mẹ ăn

Hiện nay chưa có khuyến cáo về loại thức ăn là nguyên nhân gây các vấn đề tiêu hóa chung ở trẻ. Tuy nhiên mỗi trẻ có cơ địa khác nhau. Vì thế mẹ cần chú ý theo dõi đồ ăn của mình. Tốt nhất mẹ nên tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích trong thời gian cho trẻ bú. Các loại thức ăn nhanh, nước có ga cũng gây ảnh hưởng đến thành phần đường trong sữa mẹ. Từ đó khiến trẻ khó tiêu hơn. Do đó mẹ cũng nên hạn chế nhóm thực phẩm này.

Giai đoạn bổ sung thực phẩm khác

Vì sao bé bú mẹ bị tiêu chảy? Những điều mẹ cần chú ý khi chăm trẻ?

  • Cho trẻ ăn thực phẩm không phù hợp với giai đoạn tuổi

Có rất nhiều hướng dẫn về độ tuổi nào nên bắt đầu cho trẻ tập ăn những loại thức ăn khác nhau. Mẹ cần tìm hiểu kĩ những hướng dẫn này trước khi cho trẻ ăn bất kì loại thức ăn nào. Ví dụ như sữa bò không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng, do các thành phần đạm rất khó tiêu với trẻ. Khi cho trẻ ăn một loại thực phẩm mới, hãy bắt đầu ít một, tăng từ từ để hệ tiêu hóa dần thích nghi.

  • Nhiễm khuẩn qua thức ăn, nước uống hoặc lây từ trẻ khác qua tay, đồ chơi

Tình trạng này không hiếm gặp nhất là vào mùa nắng nóng. Thực phẩm chế biến và bảo quản không hợp vệ sinh, là nguyên nhân cho vi khuẩn phát triển. Vào mùa thu đông, virus rota là một trong số nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi.

  • Bệnh lý chưa rõ nguyên nhân

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ. Chúng gây những đợt tiêu chảy tái diễn cho trẻ. Kèm theo tiêu chảy, trẻ có thể bị đau quặn bụng, khó chịu và ăn uống kém. Mẹ cần cho trẻ đến cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu tiêu chảy kéo dài và nhiều đợt, cũng như các dấu hiệu nguy hiểm như phân kèm nhầy máu, nôn mửa nhiều, sốt…

Những điều mẹ cần chú ý khi chăm trẻ bị tiêu chảy

  • Bổ sung nước điện giải, dinh dưỡng

Nước và điện giải là chất lưu ý bổ sung hàng đầu khi bị tiêu chảy. Do thành phần này bị mất trực tiếp qua phân. Không bổ sung kịp thời sẽ gây tình trạng rối loạn điện giải, huyết động, ảnh hưởng đến sự hoạt động của tim mạch, hô hấp, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Với trẻ trên 6 tuổi, mẹ cần bổ sung oresol, các chất nhiều nước và điện giải như nước dừa tươi, nước ép cà rốt. Trẻ dưới 6 tuổi, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

  • Xử lý hăm tã

Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ mông, bẹn cho trẻ sau mỗi lần thay bỉm. Sử dụng bỉm mỏng và để mông trẻ thoáng mát nhiều lần trong ngày nếu thời tiết ấm nóng. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng kem chống hăm cho trẻ.

  • Vệ sinh tay, đồ chơi, dụng cụ cho trẻ ăn

Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp cắt nguồn lây nhiễm. Mẹ chú ý vệ sinh tay cho trẻ nhất là sau mỗi lần thay bỉm, trước khi cho trẻ ăn. Vệ sinh đồ chơi thường xuyên cũng rất quan trọng.

  • Bổ sung men vi sinh

Tăng cường lợi khuẩn probiotic giúp đưa hệ vi sinh nhanh chóng về trạng thái cân bằng, từ đó duy trì chức năng đường ruột ổn định, tăng cường hệ tiêu hoá, cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

 Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bú mẹ tiêu chảy giúp hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hoá, nâng cao sức khoẻ cho bé

Trẻ sơ sinh tiêu chảy uống men vi sinh có thể giúp giảm thời gian tiêu chảy và mức độ nặng. Bên cạnh đó bổ sung men vi sinh cho trẻ cũng có thể giúp phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh. Đồng thời giúp hạn chế tối đa tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm. Tuy nhiên công dụng này tùy vào chủng lợi khuẩn mà sản phẩm men vi sinh đó bổ sung. Do đó khi lựa chọn các sản phẩm men vi sinh cho bé, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các chế phẩm vi sinh chứa chủng lợi khuẩn thân thiện và lý tưởng cho con.

Qua bài viết mẹ đã biết được vì sao bé bú mẹ bị tiêu chảy. Hy vọng những biện pháp kể trên có thể cung cấp cho mẹ thông tin hữu ích bổ sung vào cẩm nang chăm bé bị tiêu chảy. Chúc bé của mẹ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ