Triệu chứng trẻ đi phân nhầy? Khi nào cần đưa bé đi khám?

Có nhiều trường hợp trẻ bị đi ngoài phân nhầy khiến cho bố mẹ lo lắng không biết con đang bị bệnh gì. Bố mẹ hãy đọc bài sau để biết được triệu chứng trẻ đi phân nhầy và khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Triệu chứng trẻ đi phân nhầy là gì?

Trẻ đi ngoài phân nhầy có thể do sinh lý nhưng cũng có thể là vấn đề tiêu hóa của trẻ bố mẹ cần lưu ý. Triệu chứng trẻ đi phân nhầy có thể quan sát được bằng mắt thường, với chất nhầy dạng dây nhầy hay dạng thạch thấy được trong phân, phân nhầy màu vàng, màu đục hay màu trắng.

Triệu chứng trẻ đi phân nhầy? Khi nào cần đưa bé đi khám?

Chất nhầy trong phân trẻ có thể ở dạng dây hay dạng thạch với số lượng nhiều

Cơ thể sẽ tiết ra lớp dịch mỏng như lớp lót trong hệ tiêu hóa, giúp cho quá trình vận chuyển chất cặn bã tới hậu môn và đào thải ra bên ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Phân của trẻ có chất nhầy là bình thường nhưng bởi lượng vừa đủ nên khó nhìn rõ. Trường hợp trẻ đi ngoài nhiều, phân lỏng, mùi hôi tanh và có chất nhầy là dấu hiệu đáng lo ngại, bố mẹ cần theo dõi kỹ và có biện pháp chữa trị kịp thời cho trẻ để không làm cho bệnh chuyến biến nặng.

Trường hợp bố mẹ cần đưa bé đi ngoài phân nhầy đi khám

Nếu trẻ bị đi ngoài chỉ có ít chất nhầy và số lần không nhiều thì triệu chứng này có thể tự hết, bố mẹ không cần lo lắng.

Triệu chứng trẻ đi phân nhầy? Khi nào cần đưa bé đi khám?

Cần đưa trẻ đi khám nếu thấy trẻ đi phân nhầy kèm theo dấu hiệu bất thường xảy ra

Tuy nhiên nếu bé đi phân nhầy gặp tình trạng dưới đây thì bố mẹ cần cho con đi khám ngay:

  • Tìm thấy nhiều chất nhầy ở trong phân của trẻ.
  • Trẻ tiêu chảy, sốt hay bị đau nhức.
  • Trẻ mất nước nhiều khiến mắt trũng, môi khô nứt nẻ, đi tiểu không thường xuyên.
  • Có máu nhiều bất thường trong phân trẻ.
  • Trẻ sinh non dưới 3 tháng tuổi gặp tình trạng này.
  • Trẻ đi ngoài phân nhầy sau khi dùng loại thuốc nào đó.

Biện pháp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ hiệu quả

Khi thấy trẻ bị đi ngoài phân nhầy, bố mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu đi kèm và cho con đi khám nếu thấy có triệu chứng bất thường xảy ra với trẻ. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn cho trẻ là rất cần thiết để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của con và giúp điều trị chứng đi ngoài phân nhầy hiệu quả:

  • Mẹ cho con bú nhiều hơn trong trường hợp bé vẫn bú mẹ, chú ý cho con bú cạn 1 bên vú rồi mới đổi sang bên còn lại để bé được bú cả sữa đầu và sữa cuối.
  • Nếu trẻ không hợp sữa, đi ngoài phân nhầy do dùng sữa công thức thì cần cân nhắc đổi sang loại sữa mát hơn cho bé.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung khoảng 1.5-2 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi.
  • Bổ sung cho trẻ các món ăn giàu chất xơ, đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi.
  • Cho con ăn thêm các thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, trà kombucha, men nấm kefir.. trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Sử dụng men vi sinh dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp trẻ tái thiết lập hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng đi ngoài phân nhầy do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột gây ra đặc biệt với những bé tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng.

Triệu chứng trẻ đi phân nhầy? Khi nào cần đưa bé đi khám?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Theo dõi các triệu chứng trẻ đi phân nhầy và thực hiện các biện pháp khắc phục sớm cho con sẽ giúp bé mau khỏe. Bố mẹ nên duy trì cho con dùng men vi sinh đều đặn và duy trì ít nhất 3 tháng để ổn định hệ tiêu hóa của bé, phòng ngừa tốt các bệnh lý tiêu hóa trẻ có thể gặp phải. Chúc bé có sức khỏe tốt và phòng ngừa tình trạng đi ngoài phân nhầy tái phát.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ