Triệu chứng đầy hơi ở trẻ em? Nguyên nhân khiến bé chướng bụng đầy hơi?
Trường hợp trẻ bị đầy hơi chướng bụng chắc hẳn sẽ khiến nhiều phụ huynh hoang mang lo lắng, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin giúp mẹ biết được triệu chứng đầy hơi ở trẻ em và làm sao để khắc phục hiệu quả.
Triệu chứng đầy hơi ở trẻ em thế nào?
Tình trạng đầy hơi chướng bụng rất hay gặp phải với đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng đầy hơi ở trẻ em thường gặp gồm:
Trẻ ợ nhiều hoặc đi kèm với nôn trớ.
Trẻ bị chướng, sưng phù bụng do áp lực dạ dày và đường ruột tăng lên.
Bụng trẻ căng chướng, khó chịu là dấu hiệu đầy hơi điển hình
Trẻ bị nôn trớ sau khi ăn do dị ứng sữa.
Trẻ thường xuyên xì hơi bởi hơi thừa đẩy xuống đường ruột với áp lực mạnh.
Trẻ quấy khóc nhiều, ngủ không sâu giấc do luôn thấy khó chịu.
Nguyên nhân khiến bé chướng bụng đầy hơi
Một trong những vấn đề tiêu hóa của trẻ phổ biến là đầy hơi chướng bụng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bởi:
Do thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Nhiều gia đình cho con ăn dặm trước thời điểm 5-6 tháng tuổi tuổi, ăn những thực phẩm cơ thể bé chưa đủ men để tiêu hóa thức ăn, vô tình gây ra hiện tượng đầy hơi chướng bụng.
Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể làm cho hệ tiêu hóa của bé tổn thương, gây đầy bụng
Ăn quá nhiều, khoảng cách bữa ăn gần nhau: Khi khoảng cách các bữa ăn của trẻ quá gần nhau hoặc trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, gây ợ chua, nôn trớ, chướng bụng. Bên cạnh đó, ăn các thực phẩm không vệ sinh cũng có thể khiến bé gặp các dấu hiệu này.
Cho con bú không đúng cách: Mẹ bế trẻ và cho bú sai tư thế cũng có thể khiến bé nuốt nhiều hơi dư thừa vào bụng trong khi bú và khiến con bị đầy hơi chướng bụng.
Do bệnh lý
Tiêu chảy: Khiến trẻ bị mất chất điện giải gây ra đầy hơi chướng bụng.
Táo bón: Ứ đọng phân trong đường ruột làm cho vi khuẩn sản sinh hơi ở đại tràng, gây đầy bụng khó tiêu.
Hội chứng ruột kích thích: Khiến hơi bị tồn đọng lâu trong đường ruột sinh ra chướng, đầy.
Phình đại tràng bẩm sinh: Là tác nhân gây đầy hơi và chướng bụng ở trẻ.
Trẻ không dung nạp tinh bột hay đường lactose cũng có nguy cơ chướng bụng đầy hơi.
Biện pháp cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ
Để cải thiện triệu chứng đầy hơi, chướng bụng của bé, bố mẹ có thể tìm hiểu một số biện pháp sau:
Thay đổi chế độ ăn: Cung cấp cho trẻ chế độ ăn giàu chất xơ từ rau củ, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ giúp tăng cường chuyển hóa thực phẩm, hỗ trợ tiêu hóa. Hạn chế cho con ăn các thực phẩm khó tiêu như đồ chiên xào, dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ngọt..
Massage bụng trẻ: Thực hiện massage vùng bụng trẻ để kích thích tiêu hóa, giúp con nhuận tràng và giảm nhanh tình trạng đầy hơi chướng bụng.
Cho con bú đúng tư thế: Với trẻ bú mẹ, cần đảm bảo bé ngậm hết núm vú và tư thế bú đầu cao hơn dạ dày để tránh bị đầy hơi, trào ngược. Với trẻ bú bình, mẹ hãy cầm bình sữa sao cho núm vú ngập sữa, bé không bị nuốt không khí dư thừa vào bụng.
Uống đủ nước: Hãy đảm bảo bé được uống đủ nước để giúp làm mềm phân và giảm đầy bụng, chướng bụng, táo bón.
Vận động thể chất: Khuyến khích trẻ tập các bộ môn vận động nhẹ nhàng, vui chơi ngoài trời và tham gia các hoạt động thể thao để kích thích hoạt động của ruột và cải thiện chuyển hóa thức ăn hiệu quả.
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Giữ vệ sinh trong ăn uống, tạo cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ.
Bổ sung men vi sinh: Cho trẻ uống men vi sinh giúp cân bằng và ổn định hệ sinh thái đường ruột, giảm nhanh tình trạng đầy hơi chướng bụng trẻ đang mắc phải, phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ bị đầy hơi khó tiêu. Bên cạnh đó, việc bổ sung men vi sinh cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho bé hiệu quả.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Mong rằng bài viết trên đã giúp bố mẹ biết được triệu chứng đầy hơi ở trẻ em là thế nào và phải làm sao để giúp con mau cải thiện tình trạng này. Hãy chú ý nhiều hơn tới sức khỏe của bé để có phản ứng kịp thời, tránh để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của con.