Trẻ trớ ra đờm có nguy hiểm không?

Trẻ hay bị nôn trớ là nỗi lo của phần lớn các bậc làm cha mẹ. Bé thường xuyên bị nôn trớ khiến cha mẹ lo lắng về sức khỏe cũng như lượng dinh dưỡng bé có thể hấp thụ. Bé bị trớ ra đờm lại có thể do đã mắc một số bệnh lý, thường khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng nhiều hơn. Trẻ trớ ra đờm có nguy hiểm không?

Trẻ trớ ra đờm có nguy hiểm không?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, chưa hoàn thiện khiến van dạ dày thực quản chưa khép kín hoàn toàn. Khi trẻ ăn no, nuốt nhiều khí khi bú thường bị nôn trớ ra sữa. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ giảm dần và hết cùng với quá trình lớn lên của trẻ. Khi này chất nôn trớ thường có màu trắng sữa, trẻ vẫn tăng cân bình thường và khỏe mạnh.

Nếu trẻ bị nôn trớ có đờm màu xanh hoặc vàng thì đó lại là những vấn đề về sức khỏe mà cha mẹ cần lưu tâm. Những bệnh lý mà bé có thể mắc phải trong trường hợp bị trớ ra đờm bao gồm:

Bệnh đường tiêu hóa

Trẻ thường bị nôn trớ có đờm khi mắc những bệnh đường tiêu hóa sau đây:

  • Trẻ bị đầy hơi: Khi bị đầy hơi bé thường trớ ra đờm có màu trắng đục. Nguyên nhân vì trẻ đã nuốt quá nhiều không khí trong lúc bú khiến việc tiêu hóa sữa trở nên khó khăn gây loạn khuẩn đường ruột. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tiêu chảy kèm nôn trớ, đôi khi trẻ còn bị trớ có đờm.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản (GER): Có khoảng 40 – 65% trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản do van dạ dày thực quản không thể khép kín hoàn toàn trong giai đoạn đầu mới sinh. Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quả, dịch dạ dày bị đảy mạnh lên họng và kích thích tiết nhiều đờm nhớt hơn. Vì thế trẻ cũng thương bị nôn trớ có đờm, đau bụng, quấy khóc, bỏ ăn, có biểu hiện khó chịu sau khi bú và nôn khan hoặc nôn trớ có đờm liên tục.

Trẻ trớ ra đờm có nguy hiểm không?

Bé bị nôn trớ dữ dội và trớ ra nhiều đờm có thể đã bị phì hẹp môn vị, cần được đưa đến bệnh viện ngay

  • Trẻ bị phì hẹp môn vị: Cơ vòng môn vị quá hẹp khiến sữa trong dạ dày gặp khó khăn khi di chuyển xuống ruột non và bị trớ có đờm. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là trẻ nôn trớ dữ dội, chất nôn trớ có đờm, bé kém hấp thụ dưỡng chất và không tăng cân, đi ngoài ít phân dần. Nghiêm trọng hơn, một số trẻ có thể bị hôn mê nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Mặc dù phì hẹp môn vị không phải là bệnh bẩm sinh nhưng trẻ thường bị ngay trong 3 – 5 tuần đầu tiên sau sinh. Các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh này nhưng trường hợp bà mẹ sử dụng kháng sinh trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc khi cho con được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị phì hẹp môn vị.

Bệnh do đường hô hấp trên bị nhiễm trùng

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh lý phổ biến trong giai đoạn sơ sinh, khiến bé nôn trớ ra đờm. Nguyên nhân vì trẻ bị nhiễm trùng ở các mô thanh quản khiến bé khó nuốt được thức ăn. Triệu chứng phổ biến ở trẻ là nôn ra đờm và nước dãi, ngạt mũi, thở khò khè kèm sốt, đau họng nhiều, khó nuốt thức ăn. Nguy hiểm hơn, bé có thể bị tắc đường thở do mắc dị vật khi ăn, cần được cấp cứu ngay lập tức.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp khiến chất nhầy bị tích tụ nhiều ở họng và mũi. Trong khi đó trẻ sơ sinh lại không thể đẩy chất nhầy ra bằng cách ho hoặc hắt hơi nên dễ nuốt vào bụng và nôn ra đờm khi bị trớ.

Trẻ trớ ra đờm có nguy hiểm không?

Bé bị trớ có đờm có thể do đường hô hấp bị nhiễm trùng

Trẻ nhiễm khuẩn khi mọc răng

Khi trẻ được khoảng 5 – 12 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng. Giai đoạn này hệ miễn dịch của bé suy yếu do lượng kháng thể nhận được từ mẹ bị giảm dần. Chuẩn bị mọc răng bé cũng có nguy cơ cao tiếp vúc với các vi sinh vật gây bệnh vì thường xuyên chảy rớt dãi, sưng nướu gây đau, khó chịu. Đồng thời còn bị nôn trớ có đờm hay bị phát ban quanh miệng, cằm, má và vùng cổ.

Cách xử lý khi trẻ nôn trớ có đờm đơn giản tại nhà

Khi trẻ bị trớ có đờm, ba mẹ cần bình tĩnh và áp dụng một số cách xử lý dưới đây:

  • Vệ sinh mũi cho trẻ: Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ toang bộ chất trớ, đờm, dị vật trong mũi để bé không bị tắc đường thở có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  •  Vỗ ợ hơi: Vỗ ợ hơi để long đờm vẫn chưa trớ ra hết, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ bế bé ở tư thế thẳng, mặt hướng vào vai của mẹ rồi dùng bàn tay khum vỗ nhẹ nhàng lên lưng để đẩy đờm còn trong đường hô hấp long ra. Quan sát đờm của trẻ để cung cấp thông tin cho bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
  • Giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn: Sau khi làm sạch dị vật đường thở, vỗ ợ hơi mẹ cần giúp bé cảm thấy thoải mái hơn bằng cách đưa vào phòng yên tĩnh, thoáng mát, không có bụi bẩn hay phấn hoa để nghỉ ngơi. Lưu ý giữ ấm cổ và lồng ngực cho bé để hạn chế nôn trớ tiếp tục diễn ra.
  • Cho bé uống men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh: Cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ nhỏ.  Việc bổ sung sớm các vi khuẩn có lợi giúp đưa hệ vi sinh đường ruột của con về trạng thái cân bằng, góp phần cải thiện các bệnh đường tiêu hóa. Đồng thời kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất kháng thể chống lại quá trình nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, hỗ trợ cải thiện bệnh lý gây trớ có đờm và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trẻ trớ ra đờm có nguy hiểm không?

Trẻ uống men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ nhỏ

  • Đưa trẻ đi viện: Sau khi đã áp dụng nhiều cách nhưng bé vẫn thường xuyên bị trớ có đờm, ho nhiều đi kèm sốt, nghẹt mũi thì mẹ cần đưa con đi khám để được điều trị phù hợp.

Phần lớn trẻ bị trớ ra đờm là do bị nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc kháng sinh hay bất kỳ một loại thuốc nào khác mà cần phải đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ