Trẻ trớ ra dịch nhầy có sao không? Làm thế nào giúp trẻ hạn chế nôn trớ hiệu quả?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, dạ dày có thể tích nhỏ lại nằm ngang nên bé rất dễ bị nôn trớ. Chất nôn của bé có thể là sữa, cặn sữa hoặc các loại dịch nhầy màu vàng, xanh,… Trẻ trớ ra dịch nhầy có sao không? Làm thế nào giúp trẻ hạn chế nôn trớ hiệu quả?

Nguyên nhân trẻ bị trớ dịch nhầy

Trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày của bé có thể tích nhỏ, vẫn nằm ngang nên chứa được ít thức ăn. Các van dạ dày chưa hoạt động đầy đủ, đặc biệt là van dạ dày thực quản vẫn chưa thể khép chặt hoàn toàn sau khi thức ăn di chuyển xuống dạ dày khiến sữa, thức ăn dễ dàng trào ngược trở lại thực quản và bị đẩy ra ngoài theo đường miệng (nôn, trớ).

Nếu trẻ chỉ bị nôn trớ trong mấy tháng đầu mới chào đời, bé vẫn ăn ngoan, chơi ngoan, không quấy khóc và tăng cân đúng tiêu chuẩn thì chỉ là hiện tượng nôn trớ sinh lý bình thường, sẽ chấm dứt sau khi hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện. Trường hợp bé bị nôn trớ nhiều hơn 3 lần/ngày, nôn trớ kéo dài, bé thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, chậm hoặc không tăng cân thì có thể đã mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa, hô hấp, nhiễm khuẩn, các bệnh lý não bộ – thần kinh, trẻ bị chấn thương,…

Trẻ trớ ra dịch nhầy có sao không? Làm thế nào giúp trẻ hạn chế nôn trớ hiệu quả?

Trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày của bé có thể tích nhỏ, vẫn nằm ngang nên chứa được ít thức ăn

Trẻ trớ ra dịch nhầy có sao không?

Trẻ nôn trớ ra dịch nhầy thường là triệu chứng bệnh lý. Tùy từng bệnh và các giai đoạn khác nhau mà dịch nhầy trong chất nôn trớ của bé có màu khác nhau. Cụ thể như sau:

Dịch nhầy có màu trắng, có thể có bọt

Dịch nhầy trong chất nôn trớ có màu trắng, có thể có bọt thường là do bé nuốt phải không khí khi bú sữa gây chướng bụng, đầy hơn. Khi dạ dày co bóp để đẩy khí thoát ra ngoài có thể khiến sữa bị trào ra gây nôn trớ.

Bé bị trào ngược axit dạ dày thực quản cũng thường xuyên nôn trớ ra dịch nhầy màu trắng đi kèm hiện tượng đau tức bụng, nóng rát cổ họng, ho, khó nuốt, hay quấy khóc. Đôi khi trớ ra dịch nhầy màu trắng cũng là triệu chứng dạ dày – ruột bị nhiễm virus gây viêm. Khi này dịch nhầy của bé có màu trắng, loãng, có bọt, có mùi chua đi kèm hiện tượng sốt nhẹ, đau thắt bụng dưới và đau cơ.

Dịch nhầy có màu vàng hoặc vàng ngả xanh lá cây

Nếu chất nôn trớ của bé có lẫn dịch nhầy màu vàng hoặc vàng ngả xanh lá cây thì có thể bé đã mắc bệnh tắc ruột, xoắn ruột hoặc trào ngược dịch mật. Nếu bé bị tắc ruột nghiêm trọng thì chất nôn trớ có thể lẫn dịch nhầy màu nâu hoặc đen. Trường hợp bé bị nôn ra dịch nhầy màu nâu cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được cứu chữa kịp thời bé có thể bị tắc ruột biến chứng loét, hoại tử đường tiêu hóa và bị nhiễm trùng toàn thân.

Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy có màu vàng, xanh đi kèm triệu chứng biếng ăn, táo bón, chướng bụng, đi ngoài ra máu,… cũng có thể bị sỏi mật hoặc sa ruột. Tuy nhiên 2 bệnh lý này hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ trớ ra dịch nhầy có sao không? Làm thế nào giúp trẻ hạn chế nôn trớ hiệu quả?

Dịch nhầy có màu vàng hoặc vàng ngả xanh lá cây có thể do bé bị tắc ruột, xoắn ruột hoặc trào ngược dịch mật

Dịch nhầy có màu hồng, đó, nâu đỏ đậm (có lẫn máu)

Trẻ trớ ra dịch nhầy có màu hồng, đó, nâu đỏ đậm (có lẫn máu) thường do các nguyên nhân sau:

  • Trẻ nuốt phải máu: Trẻ có thể vô tình nuốt phải máu từ các vết thương ở tay hay trên đầu ti mẹ khi bú hoặc trên cơ thể người chăm sóc hoặc những bé bị nôn trớ quá nhiều khiến mao mạch dọc thực quản bị tổn thương, chảy máu và hòa lẫn với chất nôn trớ, làm dịch nhầy có lẫn màu đỏ, hồng, nâu đỏ đậm khi bé bị trớ.
  • Trẻ bị dị tật đường tiêu hóa: Các dị tật đường tiêu hóa như phì đại môn vị, hẹp thực quản nếu không được xử lý kịp thời, từ nôn trớ quá nhiều sẽ dẫn đến tổn thương – hoại tử đường tiêu hóa, làm bé nôn trớ ra dịch nhầy màu hồng, đó, nâu đỏ đậm.
  • Trẻ bị dị ứng sữa hoặc bất dung nạp lactose: Khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, một số loại enzyme vẫn chưa được sản xuất khiến bé không thể hấp thụ được một số dưỡng chất, trong những tháng đầu đời trẻ trở nên nhạy cảm với các loại thức ăn ngoài sữa mẹ. Trong đó phổ biến nhất là chứng dị ứng đạm sữa bò hoặc bất dung nạp lactose có trong sữa bò. 2 chứng bệnh này có thể khiến bé nôn trớ nhiều khi sử dụng loại sữa công thức không phù hợp, và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng là xuất huyết đường tiêu hóa với biểu hiện nôn, trớ  ra dịch nhầy có màu hồng, đó, nâu đỏ đậm.
  • Trẻ bị rối loạn đông máu: Đây là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở các trẻ bị thiếu hụt vitamin K. Chứng rối loạn đông máu khiến trẻ dễ bị xuất huyết và rất khó đông máu khiến chất nôn trớ của bé cũng có lẫn máu trong dịch nhầy.

Làm thế nào giúp trẻ hạn chế nôn trớ hiệu quả?

Trẻ nôn trớ ra dịch nhầy nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và có thể tích nhỏ, các van dạ dày hoạt động chưa đồng bộ lại chưa sản xuất được đầy đủ enzyme. Đồng thời hệ miễn dịch cũng còn non nớt khiến bé dễ bị nhiễm khuẩn, viêm dạ dày ruột do nhiễm virus cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nôn trớ ra dịch nhầy.

Với trẻ xuất hiện nôn trớ dịch nhầy thường xuyên kèm theo các biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt, mệt mỏi, sụt cân, tốt nhất ba mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Với trẻ nôn trớ sinh lý, con vẫn ăn uống và tăng cân bình thường, ba mẹ có thể kết hợp nhiều cách đơn giản tại nhà hỗ trợ cải thiện nôn trớ cho bé như cho bé bú đúng cách, thường xuyên massage tăng cường tiêu hóa cho con. Bên cạnh đó, để hỗ trợ bé nhanh chóng hoàn thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch, giải pháp tối ưu được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay đó chính là kết hợp cho bé uống men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh để hệ vi sinh đường ruột cân bằng. Nhờ đó có thể tăng cường tiêu hóa và thúc đẩy hệ tiêu hóa nhanh chóng hoàn thiện, sản xuất đầy đủ các loại enzyme cần thiết.

Đồng thời, lợi khuẩn cũng kích thích hệ miễn dịch sản xuất đầy đủ kháng thể, chống lại quá trình xâm nhập và gây bệnh của vi sinh vật có hại, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, ngăn ngừa bệnh lý tái phát hiệu quả. Nhờ đó tình trạng nôn trớ ra dịch nhầy cũng được cải thiện và nhanh chóng chấm dứt, giúp bé khỏe mạnh, cải thiện chứng biếng ăn, hỗ trợ tăng khả năng tiêu hóa tối ưu cho bé

Khi chọn mua men lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ, mẹ cần chú ý chọn mua các sản phẩm chính hãng, của các thương hiệu uy tín và được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành. Thời gian uống men vi sinh ít nhất từ 12 ngày đến 3 tháng mới có thể đảm bảo hiệu quả cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa và miễn dịch, giảm nôn trớ ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

——————————————————————————————————————————

Trẻ trớ ra dịch nhầy có sao không? Làm thế nào giúp trẻ hạn chế nôn trớ hiệu quả?

Men vi sinh InfaBiotix được thiết kế với dạng nhỏ giọt dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

InfaBiotix là sản phẩm có xuất xứ từ Quest Vitamin Limited (Anh Quốc). Đây là sản phẩm được nhập khẩu, kiểm duyệt chất lượng và phân phối chính hãng tại Việt Nam, đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

Thành phần: Trong mỗi 5 giọt (0.2ml) có chứa khoảng 1 tỉ vi khuẩn L. Rhamnosus.

Công dụng:

  • Bổ sung probiotic dạng lỏng cho trẻ.
  • Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa; Hỗ trợ tăng sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 tháng tuổi – 3 tuổi.
  • Trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém.
  • Trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.

Giá thành sản phẩm: 350.000 VNĐ/hộp 7ml

TƯ VẤN MIỄN PHÍ