Trẻ trớ nước trong có sao không? Khi nào là bất thường?

Trẻ sơ sinh thường bị trớ ra sữa, cặn sữa, một số ít có thể trớ ra dịch nhầy hoặc nước trong. Trong đó trớ ra sữa và cặn sữa thường là do các yếu tố sinh lý, hầu như không gây hại cho sức khỏe của bé. Vậy trẻ trớ nước trong có sao không? Khi nào là bất thường?

Trẻ trớ nước trong có sao không?

Trẻ trớ nước trong không làm ảnh hưởng tới sức khỏe nếu vẫn tăng cân bình thường, ăn ngoan, ngủ ngoan, ít quấy khóc. Điều đó cho thấy trẻ vẫn phát triển bình thường và không mắc bệnh lý hay gặp vấn đề về sức khỏe nào. Nước trong  là một phần của cơ thể, có thể là nước bọt, dịch lỏng được tiết ra từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, thậm chí là hỗ hợp của các dung dịch này.

Trẻ bị trớ ra chất dịch trong là hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Trẻ có thể bị trớ ra dịch trong suốt hay có lẫn cặn sữa trước khi ăn, sau khi đã ăn no hoặc trong lúc chơi đùa. Trong một số trường hợp trẻ không bị trớ mà bị chảy nước bọt trong lúc vui đùa cười quá nhiều. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần chú ý theo dõi khi trẻ nôn trớ để kịp thời phát hiện những bất thường có thể xảy ra.

Trẻ trớ nước trong có sao không? Khi nào là bất thường?

Trẻ trớ nước trong vẫn tăng cân đúng tiêu chuẩn, ít quấy khóc thường do các yếu tố sinh lý trong giai đoạn sơ sinh tạo nên

Bé bị trớ nước trong khi nào thì bất thường?

Nguyên nhân cụ thể khiến bé bị trớ nước trong gồm có:

Trẻ khạc nhổ

Trẻ dưới 1 tuổi thường có hiện tượng khạc nhổ, đây là một biểu hiện bình thường của quá trình hoàn thiện, trưởng thành của hệ tiêu hóa. Các bé có thể ợ hơi, khạc nhổ hay đùn dịch trong như một phản xạ bình thường. Không chỉ trớ ra chất dịch trong suốt, bé cũng có thể trớ/đùn/khạc nhổ ra hỗ hợp sữa đông và nước bọt. Cha mẹ hay người chăm sóc nên sẵn sàng giúp bé làm sạch bằng một chiếc khăn tay mềm mại.

Trẻ trớ nước trong có sao không? Khi nào là bất thường?

Trẻ dưới 1 tuổi thường có hiện tượng khạc nhổ, đây là một biểu hiện bình thường của quá trình hoàn thiện, trưởng thành của hệ tiêu hóa

Trẻ nôn trớ

Giai đoạn đầu hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, các em rất dễ bị nôn trớ khi ăn quá no, quá nhanh, vừa ăn vừa chơi đùa hay do mẹ đặt nằm xuống ngay sau khi ăn, Chất nôn trớ của trẻ có thể bao gồm dịch dạ dày, cặn sữa, nước bọt,…

Thông thường, tình trạng nôn trớ sinh lý ở trẻ nhỏ này sẽ tự biến mất khi bé lớn hơn nên ba mẹ không cần quá quá lo lắng. Nếu bé bị trớ ra nước trong đi kèm sốt, bỏ ăn, chậm hoặc không tăng cân,… cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý để đưa trẻ đi khám kịp thời vì có thể trẻ đã mắc bệnh lý nào đó.

Trẻ mọc răng

Quá trình mọc răng trẻ cũng thường trớ ra chất dịch trong suốt có thể đi kèm hiện tượng sốt, tiêu chảy, lợi sưng đau,… Những bé từ 4 tháng tuổi trở lên nếu xuất hiện tình trạng này mẹ có thể nghĩ đến khả năng con bắt đầu mọc răng.

Nếu bé vẫn tăng cân bình thường, cha mẹ cần xây dựng thực đơn hợp lý với các món lỏng giúp bé dễ tiêu hóa. Bên canh đó, ba mẹ có thể cho bé uống men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng cho bé. Điều này tạo tiền đề giúp bé tiêu hóa ổn, hấp thu tốt và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe bé đang gặp phải.

Trẻ trớ nước trong có sao không? Khi nào là bất thường?

Cho bé uống men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng 

Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy sang ngày thứ 3 ngay cả khi đã được uống men vi sinh hay bị sốt trên 38.5 độ thì cần được đưa đi khám để bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trẻ bị ốm

Bé bị trớ nước trong cũng có thể do bị cảm lạnh nhưng còn quá nhỏ nên không thể tự ho, xì mũi tống dịch nhầy trong mũi, cổ họng ra ngoài dẫn tới nôn trớ. Những bé bị nôn trớ kèm sốt và tiêu chảy thường do trào ngược dịch dạ dày khi dạ dày trống rỗng. Với những em bé bị cảm lạnh, bị ốm, chất dịch nôn trớ có thể trong suốt hoặc đục màu tùy theo bệnh lý mắc phải nên cần được khám để xác định chính xác bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp.

Bé bị phì đại môn vị

Chứng phì đại môn vị khiến cho thức ăn trong dạ dày gặp khó khăn khi di chuyển xuống ruột non. Để đẩy thức ăn di chuyển dạ dày phải co bóp mạnh mẽ trong khi môn vị quá hẹp còn van dạ dày thực quản lại chưa khép kín hoàn toàn khiến thức ăn bị trào ra ngoài. Những bé bị phai đại môn vị thường có hiện tượng nôn trớ dữ dội, tần suất nôn mỗi lúc một tăng và chất nôn trớ có thể là nước trong suốt hoặc hỗn hợp sữa đông đặc và nước bọt, dịch dạ dày của trẻ. Bé thường bị phì đại môn vị từ tuần thứ 2 – 3, nếu không được xử lý kịp thời sẽ bị mất nước, sụt cân, cơ thể suy yếu có thể dẫn tới tử vong nên cần được đưa đi khám ngay khi cảm thấy nghi ngờ.

Trẻ trớ nước trong có sao không? Khi nào là bất thường?

Bé bị phì đại môn vị thường có dấu hiệu nôn trớ dữ dội, tần suất nôn trớ mỗi lúc một tăng

Bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân phổ biến gây nôn trớ ra chất dịch trong. Theo thống kế, có khoảng 2/3 số trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản trong giai đoạn sơ sinh vì van dạ dày thực quản hoạt động chưa hiệu quả, sau khi thức ăn đi qua chưa đóng lại hoàn toàn.

Vì thế trẻ dễ bị nôn trớ khi đột ngột thay đổi tư thế hoặc sau khi ăn quá no, nuốt phải không khí trong quá trình ăn,… Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn vui chơi bình thường, ăn ngoan và tăng cân đều đặn thì cha mẹ không cần quá lo lắng.

Hiện tượng trẻ trớ nước trong phần lớn là do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện khiến các van dạ dày hoạt động chưa đồng bộ, dạ dày chỉ chứa được ít thức ăn,… cha mẹ có thể an tâm nếu bé vẫn tăng cân bình thường. Để cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, cho con uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn là phương pháp an toàn, được nhiều ba mẹ tin dùng hiện nay để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn trớ nhiều đi kèm sốt, tiêu chảy, không tăng cân,… cha mẹ cần đưa đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh lý và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ