Trẻ sốt cao nôn trớ, ba mẹ nên làm gì? Khi nào cần đi khám?

Tình trạng trẻ lên cơn sốt và nôn trớ không hiếm gặp, nhất là khi bé đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, có nhiều bộ phận chưa hoàn thiện như người lớn. Tuy nhiên, trẻ sốt cao nôn trớ cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ bố mẹ cần theo dõi sát sao.

Trẻ bị sốt và nôn trớ là do những nguyên nhân nào?

Trẻ sốt cao nôn trớ, ba mẹ nên làm gì? Khi nào cần đi khám?

Biểu hiện sốt cao nôn trớ báo hiệu những bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe của bé

Ngoài những biểu hiện sốt và nôn sinh lý hay gặp ở trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời, biểu hiện trẻ sốt cao nôn trớ còn báo hiệu những bệnh lý nguy hiểm như:

  • Trẻ lên cơn sốt nhẹ, nôn trớ và tiêu chảy: Các triệu chứng xảy ra cùng lúc như lên cơn sốt, nôn trớ ở trẻ nhỏ và tần suất đi ngoài tăng lên có thể là dấu hiệu của bệnh ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy cấp do Rota virus..
  • Trẻ bị sốt, nôn trớ và đau đầu: Nếu trẻ sốt cao nôn trớ và xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội thì có khả năng con đã bị nhiễm trùng não, viêm màng não do vi khuẩn. Ngoài đau đầu, trẻ còn có thể cảm thấy choáng, mất phương hướng, cứng cổ, dễ kích động..
  • Trẻ bị sốt, nôn và đau bụng: Với dấu hiệu trẻ lên cơn sốt và nôn trớ liên tục, đau bụng với cường độ tăng dần, cơn đau không dứt, tập trung tại khu vực xương chậu bên phải thì có khả năng con bị viêm ruột thừa.

Hành động cần thực hiện ngay khi thấy trẻ sốt cao nôn trớ 

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sốt cao nôn trớ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, nếu không kịp thời xử lý có thể gây ra ảnh hưởng xấu, có khi gặp nguy hiểm đến tính mạng. Bố mẹ cần theo dõi kỹ tình hình của con và thực hiện những biện pháp sau đây làm giảm các triệu chứng bệnh.

Giảm nhiệt độ cơ thể, hạ sốt cho trẻ nhanh chóng

Trẻ sốt cao nôn trớ, ba mẹ nên làm gì? Khi nào cần đi khám?

Sử dụng khăn chườm để tản nhiệt độ cơ thể, hạ sốt nhanh chóng

Sốt cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của bé, cần tiến hành hạ sốt ngay cho trẻ khi thấy con có dấu hiệu nhiệt độ cơ thể tăng cao. Một số biện pháp hạ sốt đơn giản nhưng hiệu quả bao gồm:

  • Dùng khăn sạch và nhúng nước ấm, chườm ấm tại những vùng như bẹn, nách, cổ bé.
  • Dùng khăn lau người cho trẻ với nước ấm để tản bớt nhiệt độ cơ thể.
  • Mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể sử dụng chăn mỏng thay thế cho nhiều lớp quần áo.
  • Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, bố mẹ nên dùng những loại thuốc dành riêng cho bé để hạ sốt.

Trẻ sốt cao cần được bù nước và điện giải sớm

Trẻ sốt cao nôn trớ, ba mẹ nên làm gì? Khi nào cần đi khám?

Bổ sung lượng nước và điện giải thiếu hụt cho trẻ càng sớm càng tốt

Trẻ sốt cao nôn trớ rất dễ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn và điện giải, có thể dễ dàng quan sát thấy những biểu hiện điển hình khi cơ thể bé thiếu nước như trẻ lờ đờ, mệt mỏi, hốc mắt và làn da trũng, lịm dần, ngất.. Việc bù nước và điện giải là rất cần thiết, cần thực hiện ngay bằng cách cho con uống những loại nước, nước ép hoa quả tươi, cháo loãng.. đồng thời sử dụng dung dịch Oresol pha theo hướng dẫn để tăng cường điện giải cho bé.

Điều chỉnh chế độ ăn của bé với những món ăn dễ tiêu hóa

Trẻ sốt cao nôn trớ, ba mẹ nên làm gì? Khi nào cần đi khám?

Những loại cháo, súp, canh dinh dưỡng phù hợp để trẻ dễ hấp thu hơn

Nôn trớ nhiều khiến con dễ mệt mỏi, gây ra trạng thái không muốn ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng, từ đó có thể khiến cho con ngày càng kiệt sức khi không được bổ sung đủ dinh dưỡng. Hành động ép trẻ ăn nhiều là không nên, thay vì đó, hãy để bé ăn theo nhu cầu, khuyến khích con dùng những món ăn mềm, dễ tiêu hóa hoặc sữa, nước trái cây nhằm tăng cường dưỡng chất cho con. Mẹ nên chế biến những món ăn có mùi vị thơm ngon kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn được nhiều hơn.

Những trẻ sốt cao nôn trớ do nguyên nhân nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột khiến cho hệ vi sinh bị mất cân bằng, càng làm cho tình trạng sức khỏe của con kém hơn. Lúc này, việc tăng cường men vi sinh là vô cùng cần thiết để bổ sung lợi khuẩn, giúp ổn định, cân bằng hệ sinh thái đường ruột để giải quyết các vấn đề rối loạn trẻ đang mắc phải.

Dùng men probiotic dành riêng cho trẻ cũng là cách hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng sức đề kháng tự nhiên. Nhờ đó giúp cải thiện vấn đề tiêu hóa kém của bé, giúp con ăn nhiều hơn, đề phòng tình trạng bệnh tái phát trở lại.

Trường hợp bố mẹ cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện

Trẻ sốt cao nôn trớ, ba mẹ nên làm gì? Khi nào cần đi khám?

Quan sát các biểu hiện của con để đưa trẻ đi khám kịp thời

Thực hiện những biện pháp cải thiện tình trạng trẻ sốt cao nôn trớ như trên, bố mẹ sẽ thấy những triệu chứng giảm đi, bé sẽ khỏe mạnh hơn trong một thời gian ngắn. Với những trường hợp các dấu hiệu không suy giảm, trẻ sốt cao nôn trớ kéo dài hoặc có những biểu hiện sau đây thì cần được đưa tới viện ngay:

  • Cơn sốt cao trên 38.5 độ C không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt, sốt liên tục dài ngày.
  • Trong chất nôn của trẻ có mật xanh, vàng, có khi lẫn máu..
  • Tình trạng nôn trớ xảy ra liên tục trong suốt cả ngày, ăn vào lại nôn ra.
  • Những cơn đau bụng tăng dần và dữ dội hơn.
  • Trẻ đi nặng có lẫn máu trong phân.
  • Trẻ cảm thấy khó chịu, liên tục quấy khóc, lịm dần.

Khi thấy trẻ sốt cao nôn trớ, bố mẹ nên theo dõi tình trạng của con ở nhà và thực hiện các biện pháp cải thiện tình trạng bệnh. Nếu con sốt cao liên tục kèm với các dấu hiệu nguy hiểm như trên, bố mẹ cần đưa bé tới ngay bệnh viện để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, nhằm xử lý điều trị kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ