Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có sao không? Nhiều mẹ lần đầu nuôi con vô cùng lo lắng khi gặp tình trạng bé nôn trớ. Mặc dù đã tìm nhiều cách khắc phục nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con. Bài viết sẽ giúp mẹ có câu trả lời nhe!

Giải đáp: Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có sao không?

Giai đáp: Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có sao không?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường phổ biến và không gây hại. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và lượng thức ăn nôn trớ ra nhiều thì đã trở thành bệnh lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả về thể chất lẫn trí tuệ bé.

Tổn thương trực tiếp do nôn trớ gây ra cho con

Do acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, từ đó làm tổn thương các cơ quan: Acid của dạ dày tràn lên thực quản gây viêm niêm mạc thực quản – viêm họng, chất nôn kèm theo chất nhày và máu, ợ chua do acid trào lên thực quản, khiến bé khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc.

Ngoài ra, nôn trớ còn khiến bé biếng ăn và sợ ăn do cảm giác mệt mỏi mỗi khi nôn trớ xong. Biểu hiện nghẹt thở do 1 số chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản, làm tắc nghẽn đường thở dẫn đến trẻ khó thở, tím tái.

Ảnh hưởng chức năng lâu dài khi trẻ bị nôn trớ

Do trẻ hay nôn trớ mất đi lượng lớn các vi chất dinh dưỡng khi nôn quá nhiều và liên tục dẫn đến:

  • Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, chậm lớn và còi hơn so với các bạn cùng trang lứa.
  • Gây rối loạn tiêu hóa: đau bụng, chướng bụng, trẻ bị tiêu chảy,… cơ thể mệt mỏi suy yếu vì kém hấp thu dinh dưỡng
  • Suy giảm miễn dịch và sức đề kháng của trẻ yếu hơn
  • Làm chậm quá trình phát triển não bộ do thiếu các dưỡng chất

Mẹ chăm sóc trẻ nôn trớ nhiều như thế nào?

Đặt trẻ nằm đúng tư thế

Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có sao không?

Đặt trẻ nằm đúng tư thế giúp hạn chế nôn trớ ở trẻ nhỏ

Khi trẻ đang nôn trớ, ba mẹ tuyệt đối không bế thốc con lên vì dễ khiến con bị sặc chất nôn vào khí quản gây nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ hãy đặt bé nằm yên, đầu con hãy kê cao hơn thân và nghiêng sang 1 bên để bé không hít phải chất nôn. Trẻ lớn hơn thì mẹ có thể trấn an, nói chuyện và vuốt nhẹ lưng con để bé tạm quên việc nôn ói nhé.

Bổ sung nước, điện giải

Trẻ nôn trớ nhiều làm mất đi 1 lượng lớn nước, điện giải. Vì thế, các mẹ nên bổ sung lại cho con bằng dung dịch điện giải Oresol, pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Mẹ lưu ý pha Oresol với nước lọc, cho con dùng hết trong 24 giờ sau khi pha.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé hay nôn trớ

Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có sao không?

Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý cải thiện nôn trớ cho bé

Mẹ không nên ép con ăn ngay sau khi con nôn mà hãy để dạ dày con trống khoảng 30 – 45 phút. Sau đó, mẹ cho con ăn với 1 lượng nhỏ với các thức ăn lỏng như sữa, cháo, bột. Sau 24 giờ nếu trẻ đã dừng nôn trớ, mẹ hãy điều chỉnh về chế độ ăn thường ngày.

Tuy nhiên, mẹ không nên kiêng khem mà nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng để cơ thể của con nhanh phục hồi.

Theo dõi sức khỏe của trẻ

Mẹ chú ý theo dõi sức khỏe của con yêu tại nhà. Nếu bé xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm thì mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để được thăm khám và xử trí sớm nhất.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Với bé tiêu hóa kém, thường xuyên nôn trớ nhiều, ngoài cân bằng dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp dùng sớm thêm men vi sinh tăng cường lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên chọn các dòng sản phẩm đặc chế dành cho trẻ với dạng bào chế nhỏ giọt tiện lợi.

Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có sao không?

Ưu tiên lựa chọn men vi sinh dạng giọt để bổ sung lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Tăng cường men vi sinh chính là cách giúp nạp thêm hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, lấy lại sự cân bằng của hệ khuẩn ruột và giải quyết dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ, đầy hơi.. con đang gặp phải. Duy trì cho các bé yêu tiêu hóa kém dùng men vi sinh, bố mẹ sẽ thấy hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn nhiều đấy!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ