Trẻ sơ sinh nôn thành vòi có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là hiện tượng rất phổ biến, thường do những nguyên nhân sinh lý bình thường và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên hiện tượng nôn thành vòi lại không phổ biến thường khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng. Trẻ sơ sinh nôn thành vòi có nguy hiểm không?

Hiện tượng nôn trớ bình thường ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ do các nguyên nhân như:

  • Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Dưới 6 tuổi hệ tiêu hóa của trẻ chưa có những góc cong như người trưởng thành, gần như tạo thành một đường thẳng, khiến thức ăn rất dễ bị đảy ngược lên. Ngoài ra dạ dày của trẻ sơ sinh còn có kích thước nhỏ, nằm ngang, hệ thần kinh lại chưa hoàn thiện nên rất dễ bị kích thích khiến dạ dày co bóp, gây ra hiện tượng nôn trớ.
  • Trẻ ăn quá no, nuốt quá nhiều không khí khi ăn: Trẻ bú sữa không đúng cách, bị nuốt quá nhiều không khí, vận động mạnh, đùa nghịch ngay sau khi ăn no thường bị nôn trớ.
  • Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Các vấn đề tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột, dị ứng đạm sữa bò, bất dung nạp lactose,… có thể gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ mắc bệnh đường hô hấp: Trẻ cũng thường có hiện tượng nôn trớ khi bị viêm amidan, viêm họng – phế quản – phổi,…

Phần lớn trẻ sơ sinh bị nôn trớ bình thường là do chức năng và cấu tạo hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, mẹ chăm sóc bé chưa đúng cách,… không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bé. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn trớ thường xuyên kèm theo sốt, tiêu chảy,… thì cần được đi khám để điều trị bệnh kịp thời.

Với nôn trớ sinh lý, mẹ chỉ cần lưu ý chăm bé đúng cách và quan tâm tăng cường tiêu hóa sớm cho con để cải thiện hiệu quả. Nhiều ba mẹ hiện nay thường kết hợp cho bé bổ sung men vi sinh cho trẻ hay nôn trớ giúp hỗ trợ tăng cường khả năng tiêu hóa và miễn dịch cho trẻ. Đồng thời, việc bổ sung lợi khuẩn sớm cho bé cũng giúp thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa và tạo tiền đề giúp con khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Cho bé bổ sung men lợi khuẩn để thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng nôn trớ

Kết hợp bổ sung men vi sinh bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa cho bé

Trẻ sơ sinh nôn thành vòi có nguy hiểm không?

Khi trẻ sơ sinh nôn thành vòi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, cần được đưa đi khám ngay để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Một số các bệnh lý thường có biểu hiện nôn thành vòi ở trẻ sơ sinh như sau:

Trẻ bị dị dạng đường tiêu hóa

  • Phì đại cơ môn vị: Cơ môn vị nằm phía cuối dạ dày, nếu co bóp thường xuyên sẽ khiến trẻ bị nôn sau ăn khoảng 1 – 2 giờ, chất nôn có cặn sữa, sữa bị vón cục, chủ yếu gặp ở trẻ trong độ tuổi 2 – 3 tháng.
  • Phình đại tràng bẩm sinh: Phần cuối của ống tiêu hóa không có các dây thần kinh co bóp khiến chất thải bị tắc lại, dồn ứ lâu ngày nên phình to và khiến trẻ (bao gồm cả trẻ sơ sinh và các bé lớn hơn) bị nôn trớ.
  • Teo hẹp thực quản: Thường gặp ở trẻ sơ sinh ngay trong tháng đầu. Dấu hiệu phổ biến là vừa bú  đã bị nôn thành vòi vì sữa không thể di chuyển xuống đường tiêu hóa dưới.
  • Hẹp tá tràng, ruột non: Bệnh lý này có thể phát hiện ngay sau sinh do sữa, thức ăn không thể di chuyển xuống cuối đường tiêu hóa, trẻ sẽ bị nôn sau ăn 2 – 3 giờ cho đến khi nôn hết mới dừng.

Trẻ sơ sinh nôn thành vòi có nguy hiểm không?

Trẻ bị dị dạng đường tiêu hóa gây nôn thành vòi

Trẻ mắc bệnh về não

  • Viêm não, viêm màng não: Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên viêm màng não (do vi khuẩn) phổ biến hơn ở trẻ dưới 1 tuổi, viêm não (do virus) lại thường gắp ở các bé trên 3 tuổi. Các triệu chứng thường gặp là bé nôn thành vòi, thóp phồng, sốt, ngủ li bì, mất ý thức,…
  • Xuất huyết não, xuất huyết màng não do thiếu hụt vitamin K: Thường gặp ở trẻ khoảng 45 ngày tuổi không được tiêm vitamin K ngay sau khi chào đời. Triệu chứng phổ biến là trẻ bị nôn vọt thành vòi, da tái nhợt (vì thiếu máu), có thể bỗng nhiên khóc hét lên, thóp phồng, ngủ li bì,…

Trẻ sơ sinh nôn thành vòi có nguy hiểm không?

Trẻ mắc bệnh về não có dấu hiệu nôn thành vòi, sốt, ngủ li bì,…

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh lý vừa nêu, trẻ sơ sinh nôn thành vòi có thể do mắc 1 số bệnh khác như:

  • Lồng ruột: Phổ biến ở các trẻ 7 – 12 tháng tuổi với triệu chứng đau bụng quằn quại, nôn thành vòi cả khi trong ruột không có thức ăn.
  • Hệ tiêu hóa nhiễm virus: Phổ biến nhất là ở trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nhiễm virus rota khiến trẻ bị tiêu chảy, sốt, nôn,…

Khi trẻ sơ sinh nôn thành vòi mẹ cần đưa đi khám ngay để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Trường hợp trẻ nôn trớ thành vòi kéo dài kèm sốt, rối loạn tiêu hóa,… có thể đã mắc bệnh lý nguy hiểm, mẹ nên hết sức thận trọng theo dõi.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ