Trẻ sơ sinh đi phân có bọt nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài phân bọt khiến bố mẹ lo lắng không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì, có ảnh hưởng tới sự phát triển của bé không. Bố mẹ hãy đọc bài sau để biết trẻ sơ sinh đi phân có bọt nguy hiểm không và cách khắc phục cho trẻ hiệu quả.

Trẻ sơ sinh đi phân có bọt nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần, phân dạng lỏng kèm theo bọt biểu hiện vấn đề tiêu hóa của trẻ như bất dung nạp đường lactose, sốt virus, loạn khuẩn đường ruột… Tuy nhiên đây cũng có thể là hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Trẻ đi phân có bọt thường không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Trẻ sơ sinh đi phân có bọt nguy hiểm không? Nếu trẻ đi phân lỏng lâu ngày sẽ dẫn tới mất nước, cơ thể bé mệt mỏi và gây ra các biến chứng nhu bị suy hô hấp, suy tạng.. Bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Thông thường trẻ đi ngoài phân bọt không có gì đáng lo ngại, nhưng khi thấy trẻ bị tiêu chảy kèm theo dấu hiệu sủi bọt thì cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và có cách điều trị phù hợp.

Hành động bố mẹ cần làm ngay khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau để cải thiện tình trạng của bé nhanh chóng:

  • Bổ sung chất lỏng cho trẻ: Tiêu chảy làm cơ thể bé mất nước nghiêm trọng, do đó mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn để bù lại lượng nước đã mất.

Trẻ sơ sinh đi phân có bọt nguy hiểm không?

Cho trẻ bú nhiều hơn khi bé đi ngoài phân bọt để bù nước và dinh dưỡng cho con

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ: Với bé đang bú mẹ hoàn toàn, người mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh hơn. Bổ sung thêm các loại rau củ, sữa chua, nước dừa.. cũng như hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh..
  • Đảm bảo vệ sinh các loại vật dụng: Cần đảm bảo con được tiếp xúc với các vật dụng được vệ sinh sạch sẽ để tránh làm nhiễm khuẩn đường hô hấp hay hệ tiêu hóa. Vệ sinh và tiệt trùng bình sữa, núm ti, bát ăn, thìa.. qua nước sôi hay với máy tiệt trùng chuyên dụng.
  • Thay đổi sữa công thức: Kiểm tra thành phần của sữa công thức để đảm bảo loại sữa này phù hợp với cơ địa của con. Nếu bé dùng sữa mới có dấu hiệu tiêu chảy sủi bọt thì cần ngưng dùng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi sang sữa khác. Mẹ cũng cần lưu ý hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian để thích nghi với thành phần của sữa mới nên sẽ có tình trạng đi ngoài sủi bọt. Trong thời gian đó, mẹ hãy bình tĩnh theo dõi sức khỏe của con và xử lý kịp thời.
  • Tăng cường men vi sinh cho trẻ: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên dễ bị tác động bởi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng, đi phân có bọt, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột.. Bố mẹ nên thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ và kết hợp dùng probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để bổ sung lợi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy phân bọt cũng như các bệnh lý khác bé có thể gặp phải.

Trẻ sơ sinh đi phân có bọt nguy hiểm không?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Khi nào nên đưa trẻ đi ngoài phân bọt đi khám?

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu tiêu hoá bất thường sau đây, bố mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để được khám sớm:

  • Trẻ sơ sinh đi ngoài phân bọt trên 2 ngày.
  • Phân của trẻ có bọt kèm theo chất nhầy màu xanh hay phân lẫn máu.
  • Trẻ bị mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ bú, sốt cao.
  • Cơ thể bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.

Vậy là bài viết trên đã giúp bố mẹ biết được trẻ sơ sinh đi phân có bọt nguy hiểm không và phải làm sao để khắc phục tình trạng của bé rồi. Chúc con mau khỏi bệnh và có hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ăn khỏe, lớn nhanh.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ