Trẻ sơ sinh đi phân có bọt có sao không?

Trẻ sơ sinh chưa thể tự nói cho bố mẹ biết tình trạng sức khỏe của bản thân, do đó, việc quan sát hình thái, màu sắc phân cũng là cách giúp bố mẹ biết được điều này. Vậy khi thấy trẻ sơ sinh đi phân có bọt có sao không?

Trẻ sơ sinh đi phân có bọt có sao không?

Trẻ sơ sinh thường sẽ đi ngoài khoảng từ 5-7 lần mỗi ngày, phân bé mềm, sền sệt với màu vàng tự nhiên. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại nghĩ rằng trẻ bị tiêu chảy nhất là khi bé đi ngoài phân có lẫn bọt. Vậy trẻ sơ sinh đi phân có bọt có sao không? Nếu bố mẹ thấy trẻ đi ngoài phân có bọt nhưng không kèm theo các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, tần suất đi ngoài không thay đổi, trẻ ăn uống tốt, vui chơi bình thường thì không cần lo lắng.

Trẻ sơ sinh đi phân có bọt có sao không?

Trẻ đi ngoài phân bọt là bình thường nếu không kèm theo các dấu hiệu khác

Trường hợp trẻ bị đi ngoài phân lỏng, có bọt  cùng với các triệu chứng bất thường khác thì có thể do con bị tiêu chảy hay các gây ra các vấn đề tiêu hóa của trẻ, mẹ cần cho con đi bệnh viện để khám và điều trị sớm. Trẻ đi ngoài phân lỏng kèm theo bọt kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước nhanh và có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như bị suy hô hấp, suy tạng nguy hiểm..

Nếu mẹ thấy trẻ đi ngoài phân bọt, phân lỏng với dịch nhầy kèm theo, tần suất tăng lên thì có thể do con bị tiêu chảy. Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh gồm có:

  • Tăng tần suất đi ngoài nhiều hơn 5-7 lần mỗi ngày.
  • Trẻ bú kém hay bỏ bú.
  • Trẻ quấy khóc nhiều.
  • Trẻ sốt cao.
  • Trẻ bị nôn trớ.
  • Trẻ sút cân nhanh.

Cách phòng tránh hiện tượng trẻ sơ sinh đi phân sủi bọt

Chăm sóc trẻ đúng cách, an toàn là một trong những biện pháp phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh đi phân bọt hiệu quả. Một số lưu ý bố mẹ cần nhớ để giúp bé phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng đi ngoài phân bọt là:

  • Đảm bảo các yếu tố vệ sinh: Cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vật dụng của trẻ thường dùng như bình sữa, núm vú giả, đồ chơi.. Để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn qua đường hô hấp và hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra người thân khi chăm sóc, tiếp xúc với bé cần rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi chạm vào trẻ.

Trẻ sơ sinh đi phân có bọt có sao không?

Chú ý vệ sinh núm ti giả của trẻ thường xuyên để tránh làm bé nhiễm khuẩn

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp: Với trường hợp mẹ cho con bú, người mẹ cần ăn uống lành mạnh, đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng để đảm bảo chất lượng sữa cho con bú. Với trẻ sử dụng sữa công thức, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại sữa cho trẻ phù hợp.
  • Cho trẻ bú đúng cách, pha sữa đúng liều lượng: Khi cho trẻ bú, cần cho con bú đúng tư thế, bú cạn một bên bầu ngực rồi mới chuyển sang bầu vú bên kia để bổ sung đủ chất. Nếu cho trẻ bú sữa công thức, nên pha sữa theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  • Tăng cường men vi sinh cho trẻ tiêu hoá kém: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt trong những năm tháng đầu đời, do đó bé dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công như vi khuẩn, virus gây hại, gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, đi ngoài phân có bọt. Do đó, bố mẹ nên duy trì sử dụng probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để bổ sung lợi khuẩn dồi dào, phòng ngừa hiệu quả tình trạng đi ngoài phân bọt và các bệnh tiêu hóa dễ gặp ở trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh đi phân có bọt có sao không?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi “trẻ sơ sinh đi phân có bọt có sao không” cũng như biết cách phòng tránh cho trẻ gặp tình trạng này về sau.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ